Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Nhưng chưa biết các điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Sau đây, Công ty tư vấn dịch vụ Quyết Thắng sẽ chia sẽ kinh nghiệm; giúp bạn biết thêm thông tin, chi tiết  cụ thể các điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên theo luật doanh nghiệp hiện hành quy định. Bên cạnh đó, nếu các bạn có thắc mắc hãy trực tiếp liên hệ; và sử dụng dịch vụ thành lập công ty bên cồn ty chúng tôi.

Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên

Căn cứ Điều 73 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty TNHH 1 thành viên là:

Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Không được quyền phát hành cổ phần.

Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên

Thành lập được công ty TNHH MTV cần những điều kiện

Chủ sở hữu

Tổ chức; cá nhân tham gia doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; và không thuộc đối tượng bị Nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên; KHÔNG được thành lập trong những trường hợp sau:

  • Cơ quan Nhà nước, đơn vị nghĩa vụ vũ trang nhân dân
  • Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định
  • Các cấp bậc quân đội nhân dân, công an nhân dân,…trừ trường hợp cử đại diện theo ủy quyền góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
  • Người chưa đủ tuổi thành niên, mất năng lực hành vi dân sự; hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, tổ chức không có tư cách pháp nhân
  • Người bị truy cứu hình sự, chấp hành án tù
  • Người bị cấm hoạt động trong các lĩnh vực theo quy định riêng…

Lưu ý: chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật là khác nhau

Chủ sở hữu là chủ của các nguồn lực, trong doanh nghiệp họ là chủ sở hữu doanh nghiệp, và các cổ đông.

Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật”; thể hiện trên Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự.

Tên công ty

Công ty TNHH 1 thành viên đặt tên công ty tuân thủ các quy định sau:

  • Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch; hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Những điều cấm trong đặt tên công ty

  • Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký; trừ trường hợp doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản;
  • Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp;… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Nếu bạn chưa biết cách đặt tên; hoặc sợ bị trùng tên. Hãy liên hệ công ty Quyết Thắng để chọn những tên thích hợp; không bị trùng dễ dàng cho việc kinh doanh có hiệu quả.

thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Bạn đang có thắc mắc gì về công ty TNHH

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên; mặc dù ngành nghề đã được mở rộng cũng như đơn giản hóa khi công ty được phép kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Vì vậy; các bạn dễ dàng lựa chọn các ngành nghề kinh doanh theo danh mục và lựa chọn ngành nghề chính.

Pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh các ngành nghề sau:

  • Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;
  • Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;
  • Kinh doanh chất ma tuý;
  • Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;
  • Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;
  • Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
  • Kinh doanh các loại pháo….

Pháp luật Việt Nam quy định các ngành nghề sau phải có chứng chỉ hành nghề

  • Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
  • Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý;
  • Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.

Do đó, cần chú ý đến các ngành nghề kinh doanh; và điều kiện nếu có để lựa chọn kinh doanh hiệu quả theo đúng quy định pháp luật.

Trụ sở công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trụ sở công ty TNHH 1 thành viên đòi hỏi địa chỉ cần phải rõ ràng, cụ thể; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được sử dụng hợp pháp để đảm bảo cho việc kinh doanh; cũng như đảm bảo nghĩa vụ kê khai thuế cho công ty.

Lưu ý: nếu bạn dự định chọn trụ sở công ty là chung cư hoặc nhà ở tập thể; cần chú ý những điều kiện đảm bảo cho việc hợp pháp địa điểm kinh doanh. Vì không phải nhà ở tập thể hoặc chung cư nào cũng có thể thành lập được công ty TNHH 1 thành viên. Trường hợp ở một số trung tâm thương mại/chung cư; thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như tầng trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng; thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của công ty để kinh doanh.

Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Rất mong được sự hợp tác của quý khách hàng

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên; pháp luật chưa quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu là bao nhiêu. Thuế môn bài là bắt buộc công ty nào cũng phải đóng hàng năm; và thuế này phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty.

  • Vốn điều lệ > 10 tỷ. Mức đóng thuế môn bài 3.000.000 đồng
  • Vốn điều lệ < 10 tỷ. Mức đóng thuế môn bài 2.000.000 đồng

Nhưng nếu bạn sợ đóng thuế cao mà để mức vốn điều lệ thấp; thì việc ký hợp đồng, hợp tác làm ăn với khách hàng, đối tác sẽ gặp khó khăn. Vì họ nhìn vào số vốn của bạn quá ít nên gây trở ngại rất nhiều. Ngược lại, trường hợp bạn để số vốn quá cao mà ngành nghề của bạn không cần vốn điều lệ nhiều như vậy; thì trách nhiệm, nghĩa vụ của bạn đối với số vốn đó cũng rất cao.

Do đó, bạn muốn đăng ký mức vốn điều lệ hợp lý, phù hợp hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn mức vốn điều lệ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của bạn.

Về con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp.

Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Khắc con dấu pháp nhân

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (Bản sao, công chứng)
  • Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  • Điều lệ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện; yêu cầu phải có vốn pháp định)
  • Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác (Nếu ngành nghề kinh doanh quy định phải có chứng chỉ hành nghề)

Sau khi nhận giấy phép và mã số thuế

Sau khi nhận giấy phép và mã số thuế cần hoàn thành các công việc sau:

  • Khắc con dấu và đăng tải mẫu dấu pháp nhân lên công thông tin quốc gia;
  • Mở tài khoản ngân hàng;
  • Nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Treo bảng hiệu tại trụ công ty;
  • Mua thiết bị token khai thuế qua mạng;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài;
  • Nộp thuế môn bài cho năm mới thành lập;
  • Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý;
  • Đặt in hóa đơn VAT;
  • Phát hành hóa đơn VAT trước khi sử dụng.

Trên đây là tất cả các điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên chính xác; đầy đủ theo đúng quy định pháp luật, giúp bạn hạn chế những khó khăn, rủi ro sau này.

Nếu quý khách đang có dự định thành lập công ty. Quý khách hàng không biết nên bắt đầu từ đâu và làm như thế nào; xin hãy liên hệ trực tiếp tới Công ty Quyết Thắng. Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn tận tình cho quý khách.

Bạn có thể tham khảo bảng giá thành lập công ty tại đây.

Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan dưới đây:

Công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2020

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty tại Bình Dương cần những gì?

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập công ty giá rẻ

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456