Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội; không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người. Đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng; mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm để nâng cao sức khỏe người dân; tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế.

Như chúng ta đã biết hiện nay tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao; nên chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm đã có công văn để xử lý các trường hợp doanh nghiệp không có giấy phép chứng nhận VSATTP. Vì vậy Công Ty Quyết Thắng là một trong những đơn vị hỗ trợ các thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện tại, mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm Luật Quyết Thắng liệt kê quy trình; thời gian thực hiện và các chi phí mà bạn phải trả cho việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Các trường hợp không phải cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định. Những Cơ sở kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:

  • Sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không có địa điểm cố định
  • Sản xuất sơ chế nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không cố định
  • Sản xuất thực phẩm gói sẵn
  • Nhà hàng nằm trong khách sạn
  • Kinh doanh quán ăn đường phố

Lưu ý: Các cơ sở kinh doanh nêu trên không thuộc diện cấp giấy chứng nhận; nhưng phải tuân thủ các quy định đảm bảo về luật an toàn thực phẩm.

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều kiện được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại; nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác

Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại

Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc; xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Khách hàng cần chuẩn bị và làm những gì?

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực);

2. Sơ yếu lí lịch; giấy khám sức khỏe của giám đốc và nhân sự trực tiếp làm việc tại công ty; hoặc của chủ hộ kinh doanh cá thể nếu là hộ kinh doanh

3. Giấy xác nhận đã qua tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm của giám đốc/chủ hộ kinh doanh và nhân sự trực tiếp làm việc;

4. Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (tùy theo lĩnh vực kinh doanh đó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào; theo quy định của pháp luật đã nêu ở trên).

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm. Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

1.Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề; có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.

Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.

2.Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

-Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.

-Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.

-Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.

-Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

-Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.

-Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

-Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

-Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

-Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

3.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ; cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.

Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận; huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện; khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận; huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động.

UBND phường, xã, thị trấn: thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Tổng chi phí xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 15.000.000đ– Bao gồm:

1. Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm:

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 100.000 đồng/lần.

+ Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 100.000 đồng/lần.

+ Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ.

2. Đến kiểm tra đơn vị; hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu; tư vấn các điều kiện để được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Soạn thảo hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ; theo dõi liên hệ với cá nhân; tổ chức có liên quan và thực hiện các công việc giải trình nếu cần để đạt được sự chấp thuận  của cơ quan nhà nước.

5. Chí phí “MỀM” tiếp đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

6.Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.

Thời gian hoàn thành thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: 15 – 30 ngày (thời gian có thể sớm hơn):

-01 ngày để công ty Quyết Thắng kiểm tra, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu

-Từ 1-2 ngày đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh.

-01 ngày để nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

-05 ngày để cơ quan nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

-Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc; Phòng y tế- UBND cấp huyện tổ chức xuống thẩm định cơ sở.

-Nếu cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  thì trong vòng 15 ngày cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Lưu ý:Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất; kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456