Vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo; an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm tại bất kỳ điểm nào trong quá trình giết mổ hoặc thu hoạch; chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển và chuẩn bị. Khi thực hiện thiếu vệ sinh thực phẩm có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc và các bệnh do thực phẩm gây ra. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Các trường hợp phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đủ điều kiện kinh doanh
Nhằm mục đích đảm bảo an toàn đối với sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng thì các tổ chức; cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. (gọi tắt là doanh nghiệp thực phẩm) phải thực hiện đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật và những quy định đối với thực phẩm; cơ sở sản xuất, kinh doanh và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở, doanh nghiệp muốn cấp được Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm như là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, dụng cụ phải đảm bảo an toàn,sạch sẽ..v..v..
– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các trường hợp phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề liên quan tới thực phẩm; đều phải tiến hành xin cấp Giấy Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực đã bổ sung thêm một số trường hợp không phải xin cấp. Giấy chứng nhận Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm so với Nghị định 38/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình; hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ (cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình; hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ( Bao gồm cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân; hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.)
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS). Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm. (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí; trong việc xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Quyết Thắng đã xây dựng quy trình dịch vụ hiệu quả và trọn gói từ tư vấn khắc phục cơ sở; sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP. Hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có); hoàn thiện hồ sơ và đóng phí tại cơ quan quản lý. Tiếp đoàn thẩm định cơ sở và giao hồ sơ; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp. Sau khi bàn giao giấy chứng nhận, Quyết Thắng sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ khách hàng hoàn toàn miễn phí khi khách hàng có nhu cầu.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Tại sao cần phải làm giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản; phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
4. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở; và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
5. Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất;
Thời gian cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Thời gian cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Lưu ý:
- Đối với cơ sở sắp đi vào hoạt động: Đăng ký xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở; là việc cần làm đầu tiên và bắt buộc trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Khi cơ sở đi vào hoạt động mà chưa tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; thì sẽ bị phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa hoặc phạt hành chính. (mức phạt hành chính có thể lên đến 200 triệu). Mức phạt được Chính phủ quy định chi tiết trong Nghị định số 115/2018/NĐ-CP; Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm.
- Đối với cơ sở đã có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm : Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại. Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Dịch vụ pháp lý
Quyết Thắng tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm; nắm chắc các quy định của pháp luật. Sẽ là nơi tin cậy để quý khách hàng giao phó công việc của mình. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, công việc của khách hàng sẽ được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu và các yêu cầu của nhà đầu tư, Quyết Thắng sẽ:
– Hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị các giấy tờ pháp lý và tài chính;
– Soạn thảo các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận; cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
– Đại diện cho nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
– Theo dõi tiến trình xử lí và thông báo kết quả nộp hồ sơ
3702864221