An toàn vệ sinh thực phẩm

 

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện tại, mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm Luật Quyết Thắng liệt kê quy trình; thời gian thực hiện và các chi phí mà bạn phải trả cho việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần những gì ?

Khách hàng cần chuẩn bị và làm những gì?

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực);

2. Sơ yếu lí lịch; giấy khám sức khỏe của giám đốc và nhân sự trực tiếp làm việc tại công ty; hoặc của chủ hộ kinh doanh cá thể nếu là hộ kinh doanh

3. Giấy xác nhận đã qua tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm của giám đốc/chủ hộ kinh doanh và nhân sự trực tiếp làm việc;

4. Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1.Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn thực phẩm.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề; có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.

Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.

2.Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

-Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.

-Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.

-Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.

-Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

-Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.

-Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

-Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

-Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

-Bản cam kết đảm bảo  vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu quy định.

ĐIỀU KIỆN CHUNG BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

(Trích Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế)

Yêu cầu đối với cơ sở

1 Địa điểm, môi trường: Có đủ diện tích để bố trí các khu vực sản xuất và thuận tiện cho việc vận chuyển thực phẩm. Khu vực sản xuất không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại, từ các khu vực ô nhiễm bụi; hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

2 Diện tích nhà xưởng; các khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất thiết kế của cơ sở. Bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc; một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.

3 Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc; phù hợp với tính chất quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm. Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm không gây ô nhiễm.

4 Có đủ nước để sản xuất thực phẩm để vệ sinh; phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Các nguồn nước phải được kiểm tra theo quy định.

5 Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; nơi tập kết xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực sản xuất thực phẩm. Việc xử lý chất thải phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

6 Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm chất hỗ trợ chế biến; chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc; xuất xứ rõ ràng được phép sử dụng theo quy định.

7 Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn an toàn; không thôi nhiễm các chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm.

Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ

An toàn vệ sinh thực phẩm

(1) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo bảo đảm an toàn; không gây ô nhiễm thực phẩm; phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng.

(2) Có đủ các thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng, giầy, dép trước khi vào khu vực sản xuất thực phẩm.

(3) Có đủ thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm và phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phẩm; đảm bảo an toàn không gây ô nhiễm.

(4) Không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm. Chỉ sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng theo quy định của Bộ Y tế.

(5) Có đầy đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng; an toàn sản phẩm bảo đảm độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất

(1) Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm; phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; theo quy định. Phải được khám sức khoẻ được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế.

(2) Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về thực hành đảm bảo vệ sinh.

Yêu cầu đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm

(1) Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm phải được bảo quản trong khu vực chứa đựng; kho riêng, diện tích đủ rộng để bảo quản thực phẩm.

(2) Kho thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn, thông thoáng, dễ vệ sinh và phòng chống được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và cư trú.

(3) Có đủ giá, kệ bảo quản làm bằng các vật liệu chắc chắn;hợp vệ sinh; Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 20cm, cách tường tối thiểu 30cm và cách trần tối thiểu 50cm.

(4) Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; chất bảo quản thực phẩm và sản phẩm thực phẩm phải được chứa đựng, bảo quản theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất và yêu cầu của loại thực phẩm.

Các thông tin liên quan:

– 0274.656.8888 – 0945734566 hoặc bạn có thể nhắn tin qua website của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp

zalo-icon
0888.876.456