Kế toán thu chi: Toàn bộ thông tin cần biết

Kế toán thu chi là vị trí chắc chắn phải có trong mỗi doanh nghiệp. Vị trí này có vai trò gì, công việc như thế nào,… đó là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm đến sự hỗ trợ doanh nghiệp từ Quyết Thắng Group. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

1. Kế toán thu chi là gì?

Trong một doanh nghiệp, thu – chi luôn là vấn đề quan trọng và là một bài toán để các kế toán luôn phải tính toán và hoạch định. Kế toán thu chi là người quản lý vấn đề thu chi đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Các chứng từ là cơ sở để chứng minh và giải trình với cơ quan thuế về những chi phí phát sinh liên quan đến các cơ quan khác.

Xem thêm: Kế toán chi tiết: Công việc, nhiệm vụ, chức năng

Kế toán thu chi

2. Công việc và nhiệm vụ của kế toán thu chi

Kế toán thu chi cần cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời các mục thu chi tồn quỹ tiền mặt vào sổ quỹ và báo cáo khi cần cho ban giám đốc, kế toán trưởng theo định kỳ cũng như theo yêu cầu từ ban lãnh đạo. Đồng thời, cần thực hiện đúng quy định về trách nhiệm và quản lý quỹ tiền mặt của công ty.

Mọi khoản thu chi phát sinh trong doanh nghiệp đều phải được thực hiện trong quy định của công ty, quỹ tiền mặt và có chứng từ. Với các giao dịch, hoạt động của công ty, khi nhận được phiếu thu, phiếu chi, kèm theo chứng từ gốc do nhân viên kế toán lập, kế toán thu chi cần thực hiện những công việc được mô tả như sau:

– Kiểm tra, rà soát nội dung, số tiền trên phiếu thu, phiếu chi với chứng từ gốc, xem xét tình phù hợp.

– Kiểm tra ngày, tháng lập phiếu thu, phiếu chi và chữ ký của người có thẩm quyền

– Kiểm tra số tiền thu và đã chi ra cho chính xác để nhập vào hoặc xuất quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.

– Yêu cầu người nộp hoặc nhận tiền ký vào phiếu thu, phiếu chi tương ứng.

– Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền: thu tiền của ngân hàng hàng ngày và thu khác, ký phiếu thu/chi và giao cho khách hàng liên 1, ghi sổ quỹ

– Khi tạm ứng: Theo dõi và ghi sổ Quỹ tiền mặt, chi đúng số tiền tạm ứng, lưu trữ phiếu tạm ứng, theo dõi công nợ tạm ứng, thực hiện các quy định khi tạm ứng và nhận tạm ứng thanh toán, thực hiện lập phiếu chi chính thức khi phần tạm ứng được thanh toán đợt cuối.

– Theo dõi tiền gửi ngân hàng.

– Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng.

– Thực hiện các nghiệp vụ chi nội bộ như lương, thưởng, thanh toán mua hàng ngoài…

– Trực tiếp theo dõi công nợ.

– Theo dõi việc quản lý quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.

– Kết hợp với thủ quỹ thực hiện nghiệp vụ thu chi theo quy định doanh nghiệp và nghiệp vụ kế toán.

– Sắp xếp tiền mặt tồn quỹ theo loại giấy bạc và được kiểm lại cuối ngày.

– Khóa sổ và niêm két trước khi ra về.

Kế toán thu chi

3. Quyền hạn của kế toán thu chi

+ Để đảm bảo tính hợp lý của các khoản thu chi trong doanh nghiệp, kế toán thu chi có quyền yêu cầu KTCS đối chiếu kịp thời số liệu trên Sổ quỹ tiền mặt và Sổ sách Kế toán, cũng như đưa ra yêu cầu kiểm kê đột xuất khi cần .

+ Kế toán thu chi phụ trách cơ sở và các bộ phận có liên quan tại Cơ sở.

+ Khi phát hiện vụ việc có ảnh hưởng thiệt hại đến tiền mặt doanh nghiệp, kế toán thu chi có quyền báo cáo trực tiếp với phụ trách cơ sở.

Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp & những điều cần biết

4. Những sai lầm kế toán thu chi cần tránh

Về chứng từ:

– Tránh vấn đề các mẫu chứng từ ghi chép không đúng mẫu hoặc đúng mẫu nhưng lại ghi chép không theo đúng quy định, ghi thiếu các yếu tố trên mẫu chứng từ, không đầy đủ chữ ký của các cá nhân có liên quan.

– Tránh đề tình trạng các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính hợp lệ.

– Chú ý không để tình trạng những khoản chi trên 100.000 đồng không có hóa đơn tài chính.

– Chú ý những khoản chi thuộc nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi,… không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, đơn vị hạch toán và chi phí như chi tài trợ, ủng hộ , khen thưởng cá nhân… phải điều chỉnh lấy từ quỹ.

– Các khoản chi lớn không có hóa đơn tài chính thì phải thống kê để loại ra khỏi chi phí hợp lý .

– Kiểm soát các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính logic về mặt thời gian…

Kế toán thu chi

Chi phí cho nhân viên:

– Không để xảy ra tình trạng các bảng lương thiếu không có chữ lý của người nhận tiền.

– Tránh việc chi làm thêm giờ không có giấy báo làm thêm giờ.

– Một số khoản chi công tác theo danh sách ký nhận phải có diễn giải thể hiện đi công tác lưu động trên 15 ngày/tháng.

Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu:

– Bảng kê thu mua hàng nông sản phải ghi đầy đủ địa chỉ, số chứng minh thư của người bán hàng.

– Tránh thanh toán chi phí xăng dầu thanh toán trên cơ sở thực chi ghi trên báo cáo tài chính, không có định mức.

Chi phí bằng tiền:

– Tránh việc chi phí cấp phát quà tết không có danh sách đính kèm.

– Không để tình trạng khoản chi hội nghị khách hàng không có danh sách khách hàng mới đính kèm.

– Một số khoản chi hội thảo, hội nghị thiếu danh sách đại biểu, các khoản chi tiền bồi dưỡng cho đại biểu dự họp, hội nghị không có ký nhận của từng người mà chỉ có tờ trình xin thanh toán của bộ phận văn phòng là điều không được xảy ra với kế toán thu chi.

– Ngoài ra còn rất nhiều các chi phí cũng như thiếu sót khác.

Hi vọng, với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về nghề kế toán thu chi cũng như có nhìn nhận đúng về công việc này. Đừng quên theo dõi https://congtyquyetthang.com/ để cập nhật những giải pháp đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp và yêu cầu khi doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tư vấn.

Xem thêm: Các loại kế toán và công việc của kế toán trong doanh nghiệp

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456