Phân biệt kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết kế toán công và kế toán doanh nghiệp là hai vị trí kế toán gần như không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Vậy hai công việc này có điểm gì khác nhau? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Quyết Thắng nhé!

Khái niệm kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Kế toán công là gì?

Kế toán công được hiểu là một trong hai chuyên ngành thuộc ngành kế toán, chủ yếu thực hiện những công việc ở lĩnh vực về kinh tế – xã hội phục vụ đất nước. Kế toán công sẽ thực hiện các nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị hay tổ chức của nhà nước hoặc các lĩnh vực công như xử lý quỹ, nguồn tài chính công một cách hợp lý và rõ ràng.

Hiểu theo một cách khác, kế toán công là làm việc ở lĩnh vực kế toán nhưng chưa thực hiện việc theo dõi kinh tế – tài chính của công ty hay doanh nghiệp về mặt phân tích và kiểm tra doanh thu. Họ chỉ làm những công việc công nhằm hướng tới các chủ thể xã hội. Không hoạt động vì mục đích phân tích doanh thu lợi nhuận.

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp được hiểu là người cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp là xử lý, thu thập, kiểm tra, phân tích và cung cấp dưới hình thức giá trị, hiện vật hay thời gian lao động các thông tin về tài chính, kinh tế.

Các kế toán viên sẽ được cung cấp cụ thể công cụ hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả. Có 2 mảng bộ phận chính của kế toán doanh nghiệp mà chúng ta thường gọi là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

kế toán công và kế toán doanh nghiệp 1
Kế toán doanh nghiệp có vai trò quan trọng

Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Đối tượng và mục đích theo dõi

Sự khác nhau cơ bản nhất giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán công đó là đối tượng theo dõi và mục đích theo dõi. Kế toán công có đối tượng theo dõi hay phản ánh là tình hình hoạt động của các tổ chức xã hội và không nhắm đến mục đích theo dõi doanh thu, kiểm tra, lợi nhuận của đối tượng được theo dõi.

Bên cạnh đó, kế toán doanh nghiệp có đối tượng theo dõi chủ yếu lại là tình hình hoạt động của của doanh nghiệp nhằm mục đích phân tích chi phí phát sinh hay doanh thu. Thế nên mới cho ra số liệu chính xác về lợi nhuận để làm cơ sở cho các phương án hay quyết định nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các công việc cần làm

Kế toán công

Giới hạn phạm vi công việc của kế toán công chỉ bao gồm các công việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước.

  • Thực hiện nắm bắt và ghi chép, lưu trữ các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán.
  • Lập chứng từ toàn bộ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp và cơ quan.
  • Phân tích tình hình tài chính, chi phí, ngân sách, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo.
  • Xử lý chặt chẽ dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, hỗ trợ dự tính tương lai doanh nghiệp, cơ quan.

Kế toán doanh nghiệp

Phạm vi công việc chủ yếu liên quan đến các hoạt động tài chính, nộp thuế, kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như:

  • Nhiệm vụ cơ bản nhất là kiểm tra và thu thập tính hợp lệ của chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp giúp cơ sở cho việc xử lý, đối chiếu, tính toán, ghi nhận, hạch toán các bút toán kế toán cũng như công nợ của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra, hạch toán, in ấn và trình ký, đồng thời sắp xếp, lưu trữ một cách cẩn thận, khoa học các chứng từ kế toán theo nguyên tắc kế toán.
  • Kê khai, báo cáo thuế, báo cáo thuế theo định kỳ (tháng, quý, năm) để trình lên cơ quan thuế, nộp thuế (nếu phát sinh) vào ngân sách Nhà nước đúng hạn quy định.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình lên kế hoạch hay đưa ra quyết định của lãnh đạo cũng như theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Những yêu cầu chung cần có của kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Phải có hiểu biết về kiến thức chuyên môn hay nghiệp vụ kế toán

Kế toán là một nghề luôn đòi hỏi độ chính xác cao và tuân theo các nguyên tắc kế toán được quy định bởi thuế và pháp luật. Chính vì thế, một người làm kế toán cần phải nắm vững kiến thức cùng các nghiệp vụ chuyên môn để không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Chủ động cập nhật các quy định của pháp luật

Vì lĩnh vực kế toán có liên quan mật thiết đến pháp luật và các quy định, nguyên tắc kế toán nên việc thường xuyên phải cập nhật các nghị định, thông tư của Nhà nước là điều bắt buộc.

Khả năng tư duy kèm theo phân tích logic

Công việc của kế toán liên hệ mật thiết đến các con số. Thế nên, cần có khả năng phân tích cùng suy luận logic để có thể biến các số liệu trên báo cáo kế toán thành thông tin hữu ích trong quá trình cung cấp, cố vấn hoặc góp ý cho chủ doanh nghiệp ra quyết định xây dựng kế hoạch.

kế toán công và kế toán doanh nghiệp 2
Yêu cầu chung của một kế toán

Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ

Một điều cần thiết đối với một kế toán đó chính là kỹ năng sử dụng thành thạo tin học và trau dồi ngoại ngữ. Trong khi tin học là cánh tay đắc lực giúp kế toán xử lý, tính toán số liệu và lập các báo cáo thì ngoại ngữ sẽ khiến người kế toán tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu tham khảo bổ ích.

Trung thực, tỉ mỉ, có trách nhiệm cao

Người kế toán cần phải thật sự trung thực, cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc của mình để không mắc phải những sai sót làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và để đảm bảo hoàn thành công việc đang đảm nhận đúng theo quy định.

Trong quá trình làm việc cụ thể, dù bạn ở vị trí kế toán doanh nghiệp hay hành chính sự nghiệp cũng cần đầu tư thời gian học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi kiến thức từ những người đi trước. Chúc bạn tìm thấy những điều tốt đẹp và thành công trên con đường mình đã chọn.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456