Những điều cần biết về kế toán công trình (Đầy đủ)

Trong số các công việc kế toán, kế toán công trình là vị trí yêu cầu nhiều điều kiện khá cao với ứng viên. Các định khoản của kế toán công trình được thực hiện xoay quanh nghiệp vụ của doanh nghiệp xây dựng. Vậy kế toán công trình là gì? Cùng Công ty Quyết Thắng tìm hiểu nhé!

Kế toán công trình là gì?

Kế toán công trình là vị trí kế toán thuộc bộ phận phòng tài chính – kế toán. Đây là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp xây dựng. Nhân viên kế toán công trình sẽ nhận sự phân công công việc trực tiếp từ kế toán trưởng và tiến hành hoàn thành công việc kiểm tra, giám sát, mang đến các giải pháp cho dự án của công ty; thực hiện tính toán, đối chiếu chứng từ, hóa đơn.

Đặc điểm về kế toán công trình

Kế toán công trình thường phải đảm đương khá nhiều đầu việc khác nhau. Những công việc kế toán xây dựng thường làm có thể là công việc của kế toán tổng hợp, kế toán kho, kế toán thu mua, kế toán thuế,…

Mỗi một công trình mà kế toán này thực hiện đều đi kèm với một dự toán riêng để từ đó tách chi phí cho công trình. Kế toán công trình phải tập hợp giá trị của các dự án đó, về chi phí cấu thành bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Do đó, công việc kế toán này sự kết hợp ăn ý với các bộ phận khác để hoàn thành bản hạch toán từng khoản chi phí một cách nhanh chóng và chính xác.

Phần chi phí của mỗi công trình đều được chia theo từng khoản mục như sau: Nguyên vật liệu, nhân công, dụng cụ, vật tư thi công,… Mỗi khoản chi phí đều không giống nhau nên việc tính toán cũng cần kín kẽ, rành mạch, cẩn thận để tránh sự nhầm lẫn không đáng có.

kế toán công trình 1
Đặc điểm của kế toán công trình

Các công việc chính của kế toán công trình

Dưới đây là một số công việc chính mà một kế toán công trình cần phải thực hiện tốt trong bản mô tả công việc chi tiết:

  • Tiến hành theo dõi, giám sát, quản lý các hợp đồng, dự án xây dựng công trình cho doanh nghiệp.
  • Dựa trên các thông tin để dự toán trúng thầu, hạch toán ngân sách, chi phí cho tổ chức.
  • Theo dõi, tính toán chi phí xây dựng, công trình theo từng giai đoạn, thời kỳ, giám sát tiến độ dự án đang triển khai.
  • Theo dõi và tính bảng lương của nhân công.
  • Xác định tính hợp lệ, chính xác của các chứng từ kế toán trước khi hạch toán.
  • Lập báo cáo tài chính theo quý, năm, tháng để tiến hành báo cáo kết quả với cấp trên.
  • Xuất hóa đơn khi có yêu cầu.
  • Triển khai các ý tưởng để tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp.
  • Lưu trữ sổ sách kế toán cẩn thận để dùng khi gặp các vấn đề phát sinh.

Điều kiện để trở thành kế toán công trình

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc công việc kế toán trình có khó không. Để có thể trở thành kế toán cho các hạng mục công trình, chắc chắn các ứng viên phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:

  • Tốt nghiệp các trường đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành kế toán hoặc có chứng chỉ kế toán.
  • Đã từng làm việc ở những vị trí tương đương ít nhất 6 tháng.
  • Am hiểu và không ngừng học hỏi về nghiệp vụ kế toán, các quy định về thuế, chuẩn mực kế toán.
  • Thành thạo kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tổng hợp, lập báo cáo, thống kê tài chính.
  • Thành thạo sử dụng phần mềm kế toán xây dựng bằng Excel.
  • Am hiểu về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, xây dựng công trình.
  • Hiểu được rõ quy trình hạch toán kế toán công trình,

Ngoài ra, kế toán công trình cũng cần phải có sức khỏe tốt, khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực công việc nặng nề. Những người làm kế toán hạng mục công trình thường xoay quanh với hàng loạt các con số về chi phí, nguyên vật liệu, tiến trình xây dựng. Bởi vậy, nếu quyết định làm công việc này, các bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý đối diện với cường độ cũng như khối lượng công việc lớn.

Những khó khăn của nghề kế toán công trình

Kế toán công trình là công việc mang tính chất đặc thù nên có khá nhiều áp lực. Do vậy, lựa chọn công việc này đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận những khó khăn sau:

Khối lượng công việc nặng

Với nhân viên kế toán thông thường, công việc có lẽ sẽ chỉ căng thẳng nhất vào thời điểm hạch toán, cuối kỳ tính thuế,… Tuy nhiên, công việc của kế toán công trình sẽ trải dài từ thời điểm nhận cho đến khi bàn giao và nghiệm thu công trình. Trong suốt quãng thời gian đó, bạn sẽ liên tục phải giám sát chặt chẽ, tính toán các số liệu dự án để đảm bảo không xảy ra thất thoát. Hơn nữa, cần phải nắm bắt được tiến độ làm việc của hàng ngàn công nhân xây dựng cũng là nhiệm vụ khá khó khăn mà bạn buộc phải thực hiện để đảm bảo tiến độ công trình.

kế toán công trình 2
Khối lượng cũng như áp lực công việc lớn

Thời gian làm việc thất thường, không cố định

Thời gian làm việc của kế toán công trình thường không cố định. Ở thời điểm bắt đầu, công việc nhẹ nhàng và không có gì quá phức tạp. Tuy nhiên, khi công trình đang xây dựng và thực hiện, sẽ có nhiều hạng mục phát sinh. Do vậy, kế toán buộc phải kéo dài thời gian làm việc để đáp ứng khối lượng công việc và tiến độ công việc của dự án.

Dễ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

Làm việc trong môi trường áp lực với tần suất dày đặc là nguyên nhân khiến cơ thể kế toán mệt mỏi và căng thẳng triền miên. Không những vậy, với yêu cầu sát sao, cấp thiết và kịp thời của công việc, đôi khi kế toán cũng phải xuống công trình nghiệm thu. Tuy thời gian nghiệm thu không quá lâu nhưng ít nhiều hóa chất, khói bụi của vật liệu cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Hy vọng các thông tin về công việc kế toán công trình mà Công ty Quyết Thắng vừa chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết này của chúng tôi cũng như theo dõi trang web của Quyết Thắng thường xuyên để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo bạn nhé.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456