Hướng dẫn kế toán cho hộ kinh doanh cá thể

Kế toán cho hộ kinh doanh cá thể là công việc không phải hộ kinh doanh nào cũng có thể tự xử lý được. Bài viết dưới đây của Công ty Quyết Thắng sẽ đưa ra các hướng dẫn để giúp hộ kinh doanh cá thể hiểu hơn về dịch vụ kế toán này. Cùng tìm hiểu nhé!

Hộ kinh doanh nào phải thuê dịch vụ kế toán?

Kế toán cho hộ kinh doanh cá thể sẽ cần được sử dụng đối với các hộ kinh doanh sau đây:

  • Các hộ kinh doanh chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai và thực hiện chế độ kế toán theo thông tư 88/2021/TT-BTC.
  • Hộ kinh doanh có quy mộ doanh thu hoặc số lượng lao động theo quy định.
  • Hộ kinh doanh có khách hường lấy hóa đơn thường xuyên, doanh thu từ khách lấy hóa đơn chiếm tỷ lệ cao so với khách không lấy hóa đơn.

Các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì không cần kế toán hộ kinh doanh cá thể.

Chế độ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể mới nhất

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 của Thông tư 88/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh sử dụng các mẫu sổ kế toán theo danh mục sau đây:

STT

Tên sổ kế toán Ký hiệu

1

Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ Mẫu số S1-HKD

2

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mẫu số S2-HKD

3

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Mẫu số S3-HKD

4

Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN Mẫu số S4-HKD

5

Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động Mẫu số S5-HKD

6

Sổ quỹ tiền mặt Mẫu số S6-HKD

7

Sổ tiền gửi ngân hàng Mẫu số S7-HKD

Như vậy, theo quy định của thông tư 88, hệ thống sổ sách kế toán của hộ kinh doanh cá thể sẽ có 7 danh mục mà các hộ kinh doanh cần lưu ý thực hiện đúng quy định.

Dịch vụ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể làm những gì?

Công việc chung

  • Gặp khách hàng, nắm bắt tỷ lệ nộp thuế, xử lý các lưu ý đối với từng mảng hoạt động của hộ kinh doanh.
  • Tư vấn cho hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động các lưu ý để thực hiện đúng pháp luật sao cho tối ưu thuế và công việc phải làm.
  • Định kỳ hàng tháng gặp khách lấy hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của hộ gia đình để hạch toán, làm sổ sách kế toán. Yêu cầu bổ sung nếu còn thiếu chứng từ.
  • Định kỳ trả sổ sách cho hộ kinh doanh sau khi đối chiếu tồn kho, chi phí,…
Dịch vụ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể 1
Dịch vụ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể

Công việc hàng ngày

  • Nhận và lưu trữ hóa đơn đầu vào, đầu ra, nếu hóa đơn điện tử sẽ in ra lưu trữ vào ổ cứng riêng.
  • Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ theo quy định.
  • Hạch toán vào phần mềm.

Công việc hàng tháng

  • Tính lương cho người lao động, lập bảng chấm công, tính các khoản trích bảo hiểm xã hội phải nộp theo quy định.
  • Tính giá xuất, giá nhập kho của hàng hóa.
  • Tính giá thành đối với sản phẩm mà hộ kinh doanh sản xuất.
  • Đối chiếu công nợ để lập phiếu thu, phiếu chi cho đúng nghiệp vụ kế toán.
  • Lập phiếu xuất kho, lập phiếu nhập kho.
  • Nhắc chủ hộ nộp các khoản bảo hiểm xã hội nếu có.

Công việc cuối kỳ

  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý theo quy định: báo cáo hóa đơn, báo cáo thuế GTGT và TNCN.
  • Đối chiếu tồn kho, quỹ, công nợ với chủ hộ để hoàn thiện sổ sách.
  • In sổ sách theo thông tư 88, gồm phiếu thu, chi, nhập xuất,… và các số sách như chi tiết bán hàng, chi tiết chi phí,…
  • Nhắc chủ hộ kinh doanh nộp các khoản thuế phát sinh đúng kỳ hạn.

Hộ kinh doanh cá thể có phải nộp thuế không?

Hiện tại hộ kinh doanh có nghĩa vụ nộp 3 loại thuế sau: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN. Tùy vào doanh thu cũng như phạm vi, quy mô hoạt động của hộ kinh doanh mà sẽ thu thuế khác nhau, với lệ phí môn bài cụ thể như sau:

  • Doanh thu hộ kinh doanh dưới 100 triệu đồng/năm: Miễn lệ phí môn bài
  • Doanh thu hộ kinh doanh từ 100 – 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu hộ kinh doanh từ 300 – 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu hộ kinh doanh trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
Dịch vụ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể 2
Dịch vụ kế toán cho hộ kinh doanh rất cần thiết

Cách tính thuế hộ kinh doanh phải nộp theo phương pháp kê khai

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế .

– Tỷ lệ phần trăm thuế tính trên doanh thu:

  • Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Trường hợp hộ kinh doanh cá thể hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.
  • Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Phí dịch vụ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể

Công ty Quyết Thắng xin cung cấp bảng giá dịch vụ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể dưới để để khách hàng, hộ kinh doanh có thể tham khảo. Hãy liên hệ trực tiếp với công ty chúng tôi để nhận được báo giá dịch vụ chính xác nhất.

STT

Tổng số hóa đơn/quý
(hóa đơn mua vào + hóa đơn bán ra)
Phí dịch vụ/quý
(đơn vị tính: đồng)

1

Không phát sinh 900.000

2

Từ 01 đến 10 hóa đơn 2.400.000

3

Từ 11 đến 20 hóa đơn 3.000.000

4

Từ 21 đến 30 hóa đơn 3.600.000

5

Từ 31 đến 45 hóa đơn 4.500.000

6

Từ 46 đến 65 hóa đơn 5.400.000

7

Từ 65 đến 100 hóa đơn 6.600.000

8

Trên 100 hóa đơn 15.000 đồng cho mỗi hóa đơn phát sinh

Bài viết trên đây của Công ty Quyết Thắng đã mang đến cho bạn cái nhìn chi tiết về việc kế toán cho hộ kinh doanh cá thể. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ bổ ích với bạn.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456