Hướng dẫn cách làm kế toán doanh nghiệp chi tiết nhất

Cách làm kế toán doanh nghiệp với mỗi kế toán là rất quan trọng. Kế toán doanh nghiệp là một bộ phận có nhiệm vụ giải thích, phân tích kết quả tài chính, lập báo cáo quyết toán… Vậy làm thế nào để có thể trở thành một kế toán doanh nghiệp giỏi? Là một kế toán ta cần sở hữu những kỹ năng cần thiết nào? Thông qua bài viết dưới đây để cùng Công ty Quyết Thắng khám phá câu trả lời nhé!

Tìm hiểu về kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp là nhân vật có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Công việc của một kế toán doanh nghiệp chủ yếu là tiến hành các hoạt động thu thập, kiểm tra, xử lí, phân tích và cung cấp dưới hình thức hiện vật, giá trị, thời gian lao động các thông tin về tài chính, kinh tế.

Thường thì kế toán doanh nghiệp sẽ bao gồm 2 mảng chính mà chúng ta thường gọi là kế toán nội bộ và kế toán thuế.

Kế toán doanh nghiệp sẽ được phân thành các thành phần sau, theo quy định pháp luật hiện hành:

  • Kế toán: Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm cùng với đó là kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
  • Giao dịch: Quản lý, giám sát các giao dịch tiền mặt và tiền gửi, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình kèm theo các giao dịch ngoại tệ.
  • Hạch toán: Hạch toán với đối tác (có thể là người bán hoặc người mua); tiến hành hạch toán tiền lương với người lao động cộng thêm hạch toán với người nhận hình thành hạch toán với ngân sách.
cách làm kế toán doanh nghiệp 1
Kế toán doanh nghiệp là bộ phận quan trọng và không thể thiếu

Những điều kế toán doanh nghiệp cần biết

Để có thể thực hiện tốt được nghiệp vụ kế toán của mình, dưới đây là một số loại giấy tờ chúng ta cần phải nắm rõ:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là một trong những giấy tờ mà một nhân viên kế toán cần quan tâm đến đầu tiên. Bởi nó sẽ cung cấp những thông tin cơ bản của công ty chẳng hạn như công ty đang đăng ký kinh doanh gì, địa chỉ mã số thuế hay người đại diện pháp luật cho công ty như thế nào.

Hệ thống báo cáo sổ sách, báo cáo thuế

Hệ thống này sẽ bao gồm:

  • Báo cáo tài chính qua các năm
  • Sổ sách kế toán bao gồm sổ kho, sổ tổng hợp, sổ chi tiết, nhập xuất tồn, bảng lương…
  • Tờ khai thuế tháng (12 tháng)
  • Báo cáo chi tiết tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Tờ khai theo từng quý bao gồm cả 4 quý

Chứng từ kế toán

Các loại chứng từ kế toán quan trọng cần nắm được sẽ bao gồm:

  • Hồ sơ, hợp đồng lao động kèm theo các loại hợp đồng mua bán hàng hóa…
  • Hóa đơn đầu vào và hoá đơn đầu ra (bản gốc)
  • Các chứng từ của ngân hàng
  • Phiếu thu, chi, xuất, nhập…

Một số loại thuế cần biết

Một kế toán doanh nghiệp giỏi, vững chuyên môn cần phải nắm được những loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm như lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Cách làm kế toán doanh nghiệp chi tiết theo các bước

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh

Cái đích của công việc này là tập hợp đầy đủ các phát sinh có liên quan đến chi phí, doanh thu phát sinh trong kỳ báo cáo tại doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra tính hợp pháp, rõ ràng của các chứng từ kế toán trước khi đem vào hạch toán.

Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc

Chứng từ gốc là tất cả các giấy tờ (bao gồm tất cả các loại hóa đơn, phiếu xuất nhập vật tư, lệnh thu chi tiền mặt…) được dùng làm căn cứ để xác thực, minh chứng, chứng cứ phát sinh nghiệp vụ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.

Lập chứng gốc là việc kế toán dựa vào các chứng từ đã tổng hợp để xây dựng nên một bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh.

cách làm kế toán doanh nghiệp 2
Nhiệm vụ của một kế toán doanh nghiệp

Bước 3: Ghi sổ kế toán

Ghi sổ kế toán là công việc người làm kế toán dựa theo các chứng từ gốc đã được đối chiếu, kiểm tra để hạch toán các bút toán theo những nguyên tắc kế toán và quy định của pháp luật. Trong cuộc sống ngày nay, công tác ghi sổ sách kế toán được hỗ trợ bởi rất nhiều các công cụ phần mềm kế toán.

Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Cuối kỳ, kế toán cần thực hiện bút toán điều chỉnh nhằm xác định và đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí và chuẩn bị các tài khoản sẵn sàng cho báo cáo tài chính. Đây là bước không kém phần quan trọng vì nó có tác động không nhỏ tới các số liệu để làm báo cáo về sau.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh là một tài liệu vô cùng quý báu vì đây là báo cáo tổng quát phản ánh cho thấy tình hình tăng giảm và hiện có tài sản, nguồn vốn trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Kế toán có nhiệm vụ dựa trên các số liệu được ghi nhận trong kỳ để lập bảng cân đối số phát sinh theo mẫu F01-DNN được ban hành theo thông tư số 133/2016/TT-BTC (26/08/2016) hoặc mẫu S06-DN được ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC (21/12/2014), điều này phụ thuộc vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chức năng từ trước.

Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính và quyết toán thuế

Thường thì kế toán doanh nghiệp có trách nhiệm lập tờ khai thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan thuế hoặc yêu cầu của cấp lãnh đạo.

Báo cáo tài chính phải được lập theo đúng mẫu được được ban hành và đang có hiệu lực. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính là để phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan thuế cũng như công tác lập kế hoạch và ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết mà Công ty Quyết Thắng muốn nhắn nhủ đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến cách làm kế toán doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ hài lòng với những gì Quyết Thắng chia sẻ và vận dụng nó thật tốt vào công việc của mình. Nếu như bạn có gặp khó khăn trong công việc kế toán thì hãy liên hệ với Quyết Thắng để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456