Chúng ta đều hiểu rằng tên công ty chiếm vị trí quan trọng như thế nào trong việc xây dựng hình ảnh cũng như trong hoạt động kinh doanh và thành lập công ty, nhưng có một điều mà nhiều người thắc mắc đó là đặt tên công ty như thế nào? sao cho đúng quy định đặt tên công ty ? Liệu có phải thích đặt sao thì đặt?
Câu trả lời chắc chắn là “không”, không thể tùy tiện đặt tên công ty nếu bạn không muốn gặp phải những rắc rối liên quan đến tên công ty trong quá trình kinh doanh sau này. Còn đặt tên công ty như thế nào? Dưới đây là lời giải đáp cho bạn.
Cách đặt tên công ty – Thành phần trong tên công ty
Theo quy định của pháp luật tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng
+ Loại hình doanh nghiệp: Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng như:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
+ Tên riêng: Tên riêng của công ty đứng sau tên loại hình công ty, được bằng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ J, F, W, Z, chữ số và ký hiệu.
+ Một số công ty khi đặt tên có thêm thành phần chỉ lĩnh vực hoạt động như: Thương mại, dịch vụ, đầu tư…
Phân biệt các loại tên công ty
Tên công ty bằng tiếng việt
Là tên công ty viết đầy đủ. Tên này thường bao gồm 3 phần như đã nói ở phần trên.
Ví dụ:
Công ty TNHH Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim
(Loại hình công ty) + (Lĩnh vực hoạt động ) + (Định danh)
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài
Thông thường là phần dịch sang tiếng Anh của tên tiếng Việt.
Ví dụ: Sao Kim Brand Creation and Consultancy Company Limited.
Tên công ty viết tắt
Là tên được viết ngắn gọn lại từ phần tên tiếng Việt hoặc Tiếng Anh của công ty.
Ví dụ: Sao Kim Branding, Vinaconex, Vinamilk, HAGL, Casumina … Trong thực tế, tên viết tắt không nhất thiết phải trích dẫn chính xác theo tên đầy đủ của doanh nghiệp.
Sai lầm thường mắc phải khi đặt tên công ty
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết cách đặt tên công ty, bạn cần điểm qua một số sai lầm dễ mắc phải để tránh khi chọn tên cho công ty bạn:
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp,…làm 1 phần của tên doanh nghiệp khi chưa được sự đồng ý
- Trùng với tên công ty khác đã thành lập trước;
- Tên công ty quá dài, cố gắng mô tả toàn bộ các ngành nghề công ty cung cấp;
- Tên công ty trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu/thương hiệu của người khác/công ty khác đã được đăng ký bảo hộ cho cùng lĩnh vực kinh doanh (Đây là sai lầm nghiêm trọng nhất mà nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ rất dễ mắc phải).
Hướng dẫn cách đặt tên công ty
Cách đặt tên công ty theo tên cá nhân
Lựa chọn này thích hợp cho các công ty tư nhân, gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc tên công ty từ tên cá nhân. Có một vài cách đặt tên cho công ty theo tên cá nhân như:
– Đặt theo tên chủ doanh nghiệp: ví dụ Nam Cường, Mai Hương, Hoàng Dũng, Mc Donal, Trump, Adidas …
– Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập doanh nghiệp: Mạnh Dũng, Tấn Phát Sang, …
– Đặt tên bằng tên của những người thân: vợ – chồng, con …
– Đặt tên bằng họ của những người sáng lập: ví dụ Lê Trần, Nguyễn Lê, Trương Nguyễn, Nguyễn Hoàng …
Cách đặt tên công ty theo địa danh
Đây là một cách đặt tên rất truyền thống được sử dụng để nhấn mạnh tính bản địa của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương hoặc trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao khi có người gốc xuất xứ tại đây.
Cách đặt tên công ty bằng những từ viết tắt
Đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ban đầu những tên này có thể là viết tắt của tên doanh nghiệp đầy đủ nhưng sau đó do việc sử dụng thuận tiện hơn nó có thể trở thành tên gọi thay thế và đôi khi tên gọi pháp lý của doanh nghiệp. Có một số cách đặt tên như sau:
– Viết tắt tên địa danh và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco
– Viết tắt từ tên công ty đầy đủ:
– Lấy các chữ cái đầu tiên của tên: ACB ( Ngân hàng Á Châu),
Cách đặt tên công ty gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh
Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để đặt tên doanh nghiệp. Vì dường như nó hiển nhiên, tên một doanh nghiệp phải gợi đến lĩnh vực mà nó hoạt động. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia. Ví dụ Công ty CP Sữa Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty hóa dầu, Công ty Rượu bia Hà Nội … Cách đặt tên này sẽ kém hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh và nhiều đối thủ. Bởi khi đó sẽ không ai phân biệt nổi: Công ty sữa Việt Nam, Công ty sữa Quốc Gia, Công ty Sữa Quốc tế ….
Cách đặt tên công ty bằng tính từ mô tả
Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của chủ doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Những tên loại này thường được đặt theo:
– Gợi lên sự may mắn, thành công: Quyết Thắng, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt …
– Gợi lên uy tín, tin cậy: Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…
Cách đặt tên công ty lấy cảm hứng từ các danh từ gợi nhắc
Đôi khi một danh từ gợi nhắc lại có thể được sử dụng rất hiệu quả để đặt tên cho công ty. Bạn cứ thử một trong vài cách sau đây nhé:
– Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai …
– Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia …
– Lấy cảm hứng từ loài vật: Bia tiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ …
Cách đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ
Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Ngày càng nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc hiểu được các ngôn ngữ ngoại nhập. Do vậy, xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên công ty sẽ làm cho doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo được liên kết với những thuộc tính mà ngôn ngữ của quốc gia đó đại diện
Công ty tư vấn Quyết Thắng hi vọng những gợi ý nhỏ này có thể đóng góp một phần giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về cách đặt tên công ty, để có thể đặt được một cái tên đẹp, đúng luật, và ý nghĩa nhất.
Bạn có thể tham khảo gợi ý đặt tên công ty hay!
3702864221