Tổng hợp từ A đến Z các kiến thức về thuế

Những kiến thức về thuế là điều mà nhiều người còn khá mơ hồ. Bài viết dưới đây của Công ty Quyết Thắng sẽ cung cấp tới bạn đọc những điều cần biết về thuế theo quy định pháp luật hiện nay.

Khai niệm về thuế

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có khái niệm thống nhất, cụ thể nào về thuế. Các khái niệm thuế được đưa ra đều dựa trên các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế học. Trong đó, một khái niệm về thuế được biết đến rộng rãi nhất đó là:

“Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế đều sẽ bị pháp luật trừng phạt.”

Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng phổ biến là: “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại.”

Từ hai khái niệm được nhiều người công nhận trên, có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Kiến thức về thuế 1
Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc

Tại sao phải đánh thuế? Đặc điểm của thuế

Khi xã hội loài người hình thành, cần lập ra một tổ chức lãnh đạo và hoạt động nhằm mang đến lợi ích cho tất cả mọi người. Điều này đặt ra vấn đề cần phải có một quỹ chung để thực hiện và chi trả cho các công việc cần thiết. Do đó, thuế được hình thành. Hiện nay, thuế đã là một công cụ không thể thiếu dù ở bất kỳ xã hội nào. Nhà nước sẽ đặt ra chế độ thuế do dân cư đóng góp để có thể chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình.

Đặc điểm của thuế:

Các khoản thu thuế được tập trung vào ngân sách nhà nước là những khoản thu của nhà nước được hình thành trong quá trình tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.

  • Thuế là tiền đề để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
  • Thuế phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
  • Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.

Phân loại thuế

Căn cứ vào nhiều tiêu chí, yếu tố khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để dễ dàng quản lý.

Phân loại theo hình thức thu

  • Thuế trực thu: Đây là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của những tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. VD: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất.
  • Thuế gián thu: Là loại thuế do nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế vào giá bán cho người tiêu dùng. VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Kiến thức về thuế 2
Có nhiều cách phân loại thuế

Phân loại theo tính chất hành chính

  • Thuế nhà nước (quốc gia): được nộp vào ngân sách trung ương.
  • Thuế địa phương: được nộp vào ngân sách của chính quyền địa phương.

Cách phân loại này được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng tương ứng.

Phân loại thuế theo tính chất kinh tế

  • Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành nhiều loại thuế đánh vào thu nhập, thuế tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào tài sản doanh nghiệp.
  • Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Bao gồm các loại thuế đánh vào doanh nghiệp như: tThuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, tiền thuế đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm,…
  • Dựa theo lĩnh vực được phân chia bị đánh thuế: Ví dụ thuế đánh vào dịch vụ bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản,…

Vai trò của thuế

Thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện tại. Nếu không có thuế, nhà nước sẽ không thể hoạt động bền vững. Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất của ngân sách Nhà nước và mang tính chất ổn định lâu dài. Nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này ngày càng tăng.

Ngoài ra, thuế là công cụ điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông đối với các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước.

Một số loại thuế phổ biến hiện nay

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu. Loại thuế này đánh vào các cá nhân có thu nhập vượt mực khởi điểm cần đóng thuế. Trong đó, đối tượng chịu thuế là các cá nhân có thu nhập cao bao gồm:

  • Công dân Việt Nam ở nước ngoài.
  • Công dân Việt Nam sống tại lãnh thổ Việt Nam.
  • Đối tượng nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng hay VAT là loại thuế tính dựa trên khoản phát sinh chênh lệch từ hàng hoá dịch vụ từ sản xuất đến khi lưu thông đến người tiêu dùng. Khi kê khai thuế VAT, doanh nghiệp có hai cách thức gồm kê khai theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp khấu trừ.

Kiến thức về thuế 3
Thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế được kế toán doanh nghiệp báo cáo tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp trừ đi những chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật thuế TNDN. Tất cả doanh nghiệp khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế TNDN khi có thu nhập.

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài hay còn gọi là thuế môn bài. Đây là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp từ đầu năm cho quỹ ngân sách nhà nước với mục đích nắm bắt và thống kê về các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ kinh doanh,…

Qua những chia sẻ của chúng tôi về thuế và các đặc trưng cơ bản của thuế hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Để tìm hiểu thêm các kiến thức về kế toán cũng như thuế, hãy truy cập website của chúng tôi mỗi ngày.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456