Tổng hợp các công thức kế toán hay gặp nhất

Công việc của kế toán muôn thực hiện tốt thì cần phải sử dụng đến các công thức kế toán. Đây là nội dung rất quan trọng để kế toán có thể nắm bắt được các vấn đề của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Công ty Quyết Thắng sẽ chia sẻ với bạn những thông tin chi tiết nhất về các công thức kế toán. Cùng theo dõi nhé!

Công thức kế toán là gì?

Công thức kế toán là các cách tính toán sổ sách của nhân viên kế toán được sử dụng thường xuyên. Nó được sử dụng với mục đích giúp các doanh nghiệp phân tích được hiệu quả hệ thống hoạt động kinh doanh.

Công thức kế toán có thể nói là nền tảng cho báo cáo tài chính, kinh doanh giúp liên kết các con số và hệ thống báo cáo với nhau. Nó là công thức thể hiện mối quan hệ về tài sản, minh họa mối liên kết về doanh thu, lợi nhuận, số nợ và số vay của doanh nghiệp.

Công thức kế toán cho thấy mối quan hệ giữa các đối tượng đối với tài sản doanh nghiệp, thể hiện hai mặt đối lập trong doanh nghiệp. Hơn nữa, công thức kế toán cũng cho thấy doanh nghiệp nên cân bằng tài chính như thế nào để có thể đưa ra những giải pháp nền tảng và hiệu quả.

Các công thức kế toán 1
Các công thức kế toán quan trọng mà kế toán viên luôn sử dụng

Một số công thức kế toán hay gặp nhất

Số dư đảm phí

Số dư đảm phí còn có tên gọi là lãi trên biến phí, thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu với chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi bù đắp cho chi phí bất biến thì số dôi ra chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính được cho tất cả các sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.

Số dư đảm phí của toàn bộ sản phẩm = Doanh thu – Biến phí toàn bộ sản phẩm

Số dư đảm phí 1 sản phẩm = Giá bán 1 sản phẩm – Biến phí 1 sản phẩm

Tỷ lệ số dư đảm phí

Tính được số dư đảm phí, ta có thể theo đó tính được tỷ lệ số dư đảm phí. Đây được hiểu là tỷ lệ phần trăm giữa phần đóng góp và đơn giá bán. Cách tính này hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị sản phẩm.

Công thức tỷ lệ số dư đảm phí tính từng loại sản phẩm : (P – b)/P x 100%

Công thức tỷ lệ số dư đảm phí trên toàn bộ sản phẩm: (Tổng số dư đảm phí/tổng doanh thu) x 100%

Điểm hòa vốn

Xác định điểm hòa vốn trong kế toán bằng cách nào? Điểm hòa vốn được xác định là thời điểm mà khi đó chi phí cố định được thu hồi. Nó xảy ra khi có lãi trên số dư đảm phí. Đây được coi là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi. Khi lấy chi phí cố định để chia cho lãi trên số dư đảm phí, ta sẽ ra điểm hòa vốn (áp dụng công thức kế toán quản trị).

Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = Định phí / Số dư đảm phí 1 sản phẩm

Doanh thu điểm hòa vốn = Định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí

Các công thức kế toán 2
Kế toán cần sử dụng thành thạo các công thức kế toán

Đòn bẩy trong kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh (đòn bẩy hoạt động) là khái niệm được sử dụng để phản ánh về mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định cùng với chi phí kinh doanh biến đổi ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu được thay đổi.

Đòn bẩy kinh doanh = (Tốc độ gia tăng lợi nhuận / Tốc độ gia tăng doanh thu) > 1

Độ lớn đòn bẩy của KD = Số dư đảm phí / Lợi nhuận tính trước thuế

Sản lượng cần bán, doanh thu cần bán

Đối với các doanh nghiệp, số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu mà doanh nghiệp đó đạt được luôn là yếu tố được chú trọng hàng đầu. Thực tế, khi họ tính sản lượng và doanh thu cần bán vào mỗi kỳ, mỗi đợt, doanh nghiệp sẽ có được các định hướng nhất định, cụ thể về sản lượng cần sản xuất để bán thu lợi nhuận cao nhất trong tương lai.

Công thức tính sản lượng cần bán: (Định phí + lợi nhuận mong muốn)/Số dư đảm phí 1 sản phẩm

Doanh thu cần bán: (Định phí + lợi nhuận mong muốn)/Tỷ lệ số dư đảm phí.

Sản lượng tiêu thụ

Sản lượng tiêu thụ biểu thị quá trình chuyển hóa sản phẩm, hàng hóa được sản xuất thành tiền. Khi đó, doanh nghiệp thực hiện quá trình bán sản phẩm của mình cho khách hàng để thu về lợi nhuận. Công thức tính sản lượng tiêu thụ là:

Sản lượng tiêu thụ: (Tổng số dư đảm phí/Số dư đảm phí của 1 sản phẩm) x 100%

Số dư an toàn

Số dư an toàn cũng là một yếu tố mà ban lãnh đạo hay kế toán doanh nghiệp rất quan tâm khi phân tích và thống kê doanh thu. Đây là con số biểu thị mức độ chênh lệch giữa doanh thu và hòa vốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp bởi kết cấu chi phí của từng doanh nghiệp. Các công thức kế toán về số dư an toàn:

Công thức tính số dư an toàn: Doanh thu thu được – doanh thu hòa vốn;

Tỷ lệ số dư an toàn: (Số dư an toàn/Doanh thu thực hiện) x 100%.

Giá bán hàng loạt

Trong quá trình tính toán giá bán hàng loạt của hàng hóa, người kế toán thực hiện có thể áp dụng theo hai phương pháp khác nhau. Đó là phương pháp tính toàn bộ và tính đảm phí. Các công thức cụ thể như sau:

Công thức tính giá bán theo phương pháp tính toán bộ:

Giá bán = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm.

Trong đó, chi phí được tính bằng tổng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Còn số tiền tăng thêm được tính bằng: Tỷ lệ số tiền tăng thêm x chi phí nền.

Công thức tính giá bán theo phương pháp đảm phí:

Giá bán = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm.

Trong đó, chi phí nền bằng tổng của: biến phí sản xuất, biến phí bảo hiểm và biến phí quản lý doanh nghiệp. Còn số tiền tăng thêm được tính bằng: Tỷ lệ số tiền tăng thêm x chi phí nền.

Trên đây là một số công thức kế toán mà bạn thường xuyên gặp nhất. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết mà Công ty Quyết Thắng chia sẻ, bạn có thể áp dụng các công thức của kế toán vào thực tế.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456