Quy định về vốn điều lệ thành lập công ty cần lưu ý

Khi bạn có ý định thành lập, việc đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây, Công ty Quyết Thắng sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề nên sử dụng bao nhiêu vốn điều lệ thành lập công ty phù hợp nhất.

Vốn điều lệ thành lập công ty là gì?

Trước tiên, ta cần phải hiểu được thế nào là vốn điều lệ thành lập công ty. Nhiều người hiểu vốn điều lệ chỉ là số vốn ban đầu khi công ty đăng ký thành lập. Tuy nhiên, đây lại là một cách hiểu khá sai lệch. Vốn điều lệ là vốn của công ty từ thời điểm đăng ký thành lập và xuyên xuốt thời gian công ty hoạt động.

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ thành lập công ty 1
Vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh

Vai trò của vốn điều lệ trong việc thành lập công ty

Thứ nhất, vốn điều lệ là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty để làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa họ. Cụ thể theo Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Thứ hai, vốn điều lệ là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như dịch vụ môi giới bất động sản; kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy; giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng,…

Thứ ba, số vốn điều lệ được công bố công khai sẽ là một trong những thông tin đảm bảo cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại trên thị trường góp phần tạo nên niềm tin với đối tác, khách hàng.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ?

Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định mức vốn tối đa hay vốn tối thiểu thành lập công ty (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Với một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là 20 tỷ đồng và không giới hạn số vố tối đa.

Vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Nếu vốn điều lệ quá thấp thì sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống, khó tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Đặc biệt, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng.

Còn nếu để mức vốn điều lệ quá cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp cũng tăng lên, điều đó sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro đối với nghĩa vụ trả nợ nếu như doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của mình.

Khi đăng ký doanh nghiệp, các đơn vị cần phải chứng minh vốn điều lệ và phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung đã kê khai. Cổ đông sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.

Theo điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài thì mức vốn điều lệ thành lập công ty sẽ ảnh hưởng đến thuế môn bài của doanh nghiệp đóng hàng năm như sau:

  • Đối với vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp 3.000.000 đồng/năm
  • Đối với vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Nộp 2.000.000 đồng/năm
vốn điều lệ thành lập công ty 2
Lựa chọn số vốn điều kệ hợp lý

Thời hạn góp vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp

Chủ sở hữu, cổ đông phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, thì:

  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
  • Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ.. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến vốn điều lệ thành lập công ty. Bạn hãy tham khảo để quyết định được số vốn điều lệ nào hợp lý với kế hoạch kinh doanh của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn thành lập công ty, bạn có thể liên hệ Công ty Quyết Thắng để được hỗ trợ tư vấn và sử dụng dịch vụ thành lập công ty giá rẻ.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456