Viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không?

Hiện nay, một số viên chức của nước ta đang làm việc tại các đơn vị công lập lại thực hiện việc thành lập và quản lý công ty ở bên ngoài. Vậy viên chức có được đăng ký thành lập doanh nghiệp hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Công ty Quyết Thắng để tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này nhé.

Viên chức theo quy định pháp luật là gì?

Căn cứ vào Điều 2 Luật viên chức 2010, “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Việc phân chia viên chức còn tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau và cụ thể là các nhóm như sau:

Theo vị trí, chức trách, việc làm:

  • Viên chức giữ chức vụ quản lý: là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lí có thời hạn, đảm nhiệm các công tác điều hành, tổ chức và thực hiện công việc trong đơn vị sự nghiệp nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
  • Viên chức không giữ chức vụ quản lý: là những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ được tuyển dụng.

Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh cụ thể có yêu cầu trình độ đào tạo như trung cấp, cao đẳng, đại học hay thạc sĩ và tiến sĩ.

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp 1
Các viên chức làm việc cho cơ quan nhà nước

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rõ ràng về các trường hợp không được quyền thành lập công ty như sau: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức”.

Tại Khoản 3, Điều 14 Luật Viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài giờ đã quy định rõ ràng rằng: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty, hợp tác xã, bệnh tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”

Bên cạnh đó, tại Điểm b, Điểm d, Khoản 2, Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2020 cũng chỉ ra rằng người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được phép làm những việc như sau:

  • Thành lập, tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Thành lập, giữ chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mà mình có trách nhiệm quản lý theo quy định của Chính phủ.

Dựa vào những quy định rõ ràng mà chúng tôi đã đề cập bên trên, ta có thể trả lời cho câu hỏi viên chức có được thành lập doanh nghiệp không là không.

Tuy nhiên, mặc dù không được phép thành lập công ty riêng, luật pháp vẫn cho phép viên chức được góp vốn, mua cổ phần tại các công ty cổ phần, công ty hợp danh hoạt động ngoài phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, viên chức không được phép thực hiện góp vốn vào công ty TNHH vì loại hình doanh nghiệp này cần người góp vốn là người có quyền quản lý điều hành.

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp 2
Giải đáp câu hỏi viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Viên chức là người nắm giữ trọng trách và có quyền hạn trọng các cơ quan bộ máy nhà nước. Chính vì lẽ đó quy định viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp của pháp luật được đề ra nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, tham nhũng có thể xảy ra. Nếu không có những quy định này, việc các viên chức sẽ đan xen quyền lực, chức vụ của mình vào hoạt động kinh doanh để tư lợi cá nhân có thể xảy ra là không thể tránh khỏi.

Đối với người thân của viên chức thì có quy định gì?

Theo Khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, dưới đây là các quy định đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước:

  • Cá nhân đó và vợ hoặc chồng chỉ được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động ngoài phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
  • Không được bố trí vợ, chồng, bố mẹ, anh chị em ruột giữ chức vụ quản lý nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho cho cơ quan mình hoặc giao dịch mua bán ký kết hợp đồng với cơ quan mình.
  • Không được để vợ chồng, bố mẹ, con cái kinh doanh trong phạm vi ngành nghề thuộc sự quản lý trực tiếp của mình.

Quyền góp vốn, mua cổ phần của viên chức

Việc tham gia góp vốn của viên chức cũng giới hạn đối với từng loại hình doanh nghiệp. Họ chỉ được tham gia góp vốn đối với một số loại hình doanh nghiệp với những vị trí nhất định không có quyền quản lý, bao gồm:

  • Đối với công ty cổ phần, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn.
  • Đối với công ty hợp danh, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn.
  • Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn, viên chức không được góp vốn vào loại hình này. Vì theo quy định, việc góp vốn vào công ty Trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý.

Mặc dù không được phép thành lập doanh nghiệp nhưng viên chức vẫn được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không tham gia quản lý, điều hành công ty (theo Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)
  • Nếu bản thân là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. (theo Khoản 4, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)

Trên đây, Công ty Quyết Thắng đã vừa giải đáp xong cho câu hỏi viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc cần tư vấn thành lập công ty, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456