Thành lập doanh nghiệp tư nhân

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thành lập doanh nghiệp tư nhân

ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu; nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của chủ doanh nghiệp.

Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp

Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư; chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký. Vì vậy; không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân; và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa không có sự tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một pháp nhân phải có tài sản riêng; tức là phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản; vì tài sản của Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân.

Chủ Doanh nghiệp Tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân

Do không có sự độc lập về tài sản, người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp; trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ.

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân

– Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp

– Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác

– Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn

– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản

– Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác; dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, doanh nghiệp tư nhân cũng tồn tại không ít hạn chế; cụ thể:

– Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

– Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường

– Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác

– Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

 

Giấy tờ chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân:

1. Bản sao chứng minh nhân dân (chú ý bản sao này không quá 3 tháng) của người đại diện pháp luật của công ty.
2. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
3. Hồ sơ, giấy tờ liên quan nếu có đăng ký thành lập doanh nghiệp có điều kiện ngành nghề.

Giấy tờ khác liên quan tới thông tin công ty:

1. Giấy tờ xác nhận tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh.
2. Những văn bản xác nhận vốn đầu tư của các cơ quan; tổ chức có thẩm quyền.
3. Những giấy tờ; chứng chỉ ngành nghề của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp luật có quy định tại khoản 13 điều 4 luật doanh nghiệp.
5. Văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Sau khi các hồ sơ; giấy tờ được chuẩn bị; bạn nộp hồ sơ ở Sở kế hoạch đầu tư nơi bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Kết quả có thể là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân; hoặc thông báo bổ sung; điều chỉnh hồ sơ. Việc chuẩn bị hồ sơ khá dễ dàng tuy nhiên nếu còn thắc mắc về điều gì hãy liên hệ với chúng tôi để có tư vấn một cách hiệu quả.

Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin; giấy tờ thành lập doanh nghiệp tư nhân 
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân như hướng dẫn bên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng; Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 8: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu; nộp hồ sơ khai thuế ban đầu; nộp hồ sơ đặt in hóa đơn; nhận kết quả đặt in hóa đơn; thông báo phát hành hóa đơn.
Bước 9: Thực hiện việc báo cáo thuế; và làm sổ sách hàng tháng; quý; năm

 Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ; Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả kết quả.

Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi; bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại; theo quy định (khoản 3 Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP).

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456