Chi tiết về điều kiện cùng quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu sẽ được Công ty Quyết Thắng hướng dẫn cụ thể trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé.
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Để thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp được thành lập và cam kết kinh doanh theo đúng Luật pháp Việt Nam quy định đồng thời cũng tuân theo các điều ước quốc tế khi tham gia thương mại quốc tế.
- Kinh doanh ngành nghề hàng hóa xuất nhập khẩu đúng như khi đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.
- Với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu thì chỉ phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan và đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu
Lưu ý: Nếu hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện thì cần xin giấy phép con với mặt hàng đó để điều kiện xuất nhập khẩu.
Thành lập công ty xuất nhập khẩu cần chuẩn bị những gì?
Trụ sở công ty xuất nhập khẩu
Khi mới thành lập công ty, tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí thường được đặt lên hàng đầu để vốn cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho nên bạn có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo để tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên cần đảm bảo địa chỉ công ty rõ ràng, chính xác.
Tên công ty xuất nhập khẩu
Kinh nghiệm đặt tên công ty là khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật. Bạn có thể để Công ty Quyết Thắng tư vấn để chọn lựa một cái tên phù hợp nhất.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp mới nhất, có tất cả 05 loại hình doanh nghiệp đã được phân chia và phổ biến sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty xuất nhập khẩu một thành viên, Công ty xuất nhập khẩu hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh. Doanh nghiệp cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn để chọn cho doanh nghiệp mình loại hình phù hợp nhất.
Vốn điều lệ thành lập
Đối với các ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường, mức vốn tối thiểu để thành lập công ty không được quy định. Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.
Đăng ký và lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Đối với công ty xuất nhập khẩu, cần đăng ký những ngành nghề bán buôn khi đăng ký kinh doanh, tức là hình thức mua bán cho những người trung gian không phải người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra, bạn còn phải đăng ký thêm mã ngành nghề thì mới đủ điểu kiện thực hiện quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty đang kinh doanh.
Trong Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG, mã ngành nghề xuất nhập khẩu trong kinh doanh đã được quy định, cụ thể như sau:
- Mã ngành 8299: Xuất, nhập khẩu những mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh; ủy thác và nhận sự ủy thác của việc xuất, nhập khẩu về hàng hóa.
- Mã ngành 5229: Hoạt động từ những đại lý bán vé máy bay, thủ tục về hải quan.
Lựa chọn người đại diện pháp luật
Người đại diện theo pháp luật đóng vai trò là người quan trọng nhất trong công ty bởi người này sẽ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch. Bởi vậy, bạn cần lựa chọn người đại diện có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý cao để có đủ khả năng điều hành doanh nghiệp trơn tru, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng cũng không dày dặn kinh nghiệm.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Công ty Quyết Thắng sẽ được thực hiện theo trình tự chi tiết như sau:
- Bước 1: Quyết Thắng tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp việc soạn thảo hồ sơ pháp lý theo thông tin doanh nghiệp đã cung cấp, đảm bảo người đại diện doanh nghiệp sẽ ký tên trong các loại giấy tờ có yêu cầu chữ ký.
- Bước 2: Nộp hồ sơ pháp lý đến Sở KH&ĐT khi đã đầy đủ giấy tờ và chờ thời gian được cấp lại.
- Bước 3: Sau 3 ngày, Sở KH&ĐT sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ để xét duyệt và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu phải thông báo lên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký kinh doanh.
- Bước 5: Chúng tôi tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp. Sau khi có mẫu dấu, doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh và đăng công bố về mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia.
Hồ sơ đăng ký mở công ty xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau để thành lập công ty nhanh gọn nhất:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn bản về điều lệ công ty xuất nhập khẩu.
- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty cổ phần haowjc công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Hộ chiếu bản sao, thẻ căn cước công dân bản sao kèm theo giấy phép đăng ký công ty.
- Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn)
- Giấy ủy quyền cho Công ty Quyết Thắng nộp hồ sơ để chủ doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh ban đầu.
- Nếu chủ doanh nghiệp/ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ online hoặc trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố mà công ty đặt trụ sở chính.
Trên đây, là những chia sẻ của Công ty Quyết Thắng về thành lập công ty xuất nhập khẩu. Hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được những vướng mắc của mình khi muốn thành lập công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu bạn có thắc mắc gì chưa giải quyết hoặc cần tư vấn thành lập công ty, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
3702864221