Hướng dẫn chi tiết thành lập công ty phần mềm

Thành lập công ty phần mềm cần chuẩn bị những gì và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thế nào là đầy đủ nhất? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết của Công ty Quyết Thắng để tham khảo những kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm hữu ích sau đây.

Thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì?

Lĩnh vực phần mềm đang dần khẳng định được tầm quan trọng của chúng trong nền kinh tế hiện đại hóa, công nghiệp 4.0 hiện nay. Đây là một trong những ngành nghề kinh doanh được nhiều doanh nhân lựa chọn đầu tư.

Hiện nay, việc thành lập công ty phần mềm cũng không quá phức tạp. Tất cả các điều kiện cần đáp ứng khi mở công ty phần mềm rất đơn giản, cụ thể là những yêu cầu thành lập công ty cơ bản như sau:

  • Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực phần mềm
  • Phải có địa chỉ hoạt động kinh doanh hợp pháp, trong đó bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở, văn phòng đúng quy định.
  • Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực dân sự và là công dân hợp pháp, không thuộc các đối tượng bị hạn chế khi mở doanh nghiệp phần mềm.
  • Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh phần mềm đặc thù như thiết bị ngụy trang, định vị, ghi âm, ghi hình thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.
Thành lập công ty phần mềm 1
Phát triển và kinh doanh phần mềm

Quy trình, thủ tục thành lập công ty phần mềm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Đây là bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho công ty phần mềm có thể bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ sau khi chuẩn bị xong, doanh nghiệp hoặc đơn vị được ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính

  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  • Thời gian tiếp nhận và xử lý yêu cầu: 5-7 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, dấu công ty

Bước 3: Công bố thông tin thành lập trên Cổng thông tin quốc gia

Việc công bố thông tin hay đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp quá thời hạn trên sẽ có thể bị phạt từ 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ.

Bước 4: Khắc dấu tròn, dấu chức danh công ty và công bố mẫu dấu

Để có thể sử dụng dấu công ty hợp pháp, doanh nghiệp sau khi khắc dấu cần tiến hành thủ tục công bố việc sử dụng mẫu dấu một cách công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Thực hiện thêm 1 số công việc, thủ tục sau khi thành lập công ty phần mềm

  • Đặt biển công ty để treo tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký tài khoản của doanh nghiệp tới Sở KH&ĐT nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp;
  • Mua chữ ký số để tiến hành kê khai thuế;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài theo đúng quy định
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp và thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý;
  • Lập báo cáo tài chính công ty cuối năm;

Kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm

Khi thành lập một công ty kinh doanh phần mềm, doanh nghiệp cần lưu ý đến những vấn đề như:

Chọn loại hình công ty và người đại diện pháp luật

Loại hình công ty đặc trưng hiện nay gồm có công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần và công ty hợp danh. Doanh nghiệp kinh doanh phần mềm cần căn cứ vào tính chất, điều kiện hoạt động, phát triển của công ty kinh doanh phần mềm, từ đó xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất.

Người đại diện pháp luật của công ty là người chịu trách nhiệm chính đối với công ty. Người đó phải đảm bảo có đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, tuân thủ tuyệt đối theo những yêu cầu của pháp luật về quy định người đại diện đối với công ty kinh doanh phần mềm.

Thành lập công ty phần mềm 2
Xác định loại hình phù hợp nhất với công ty

Đặt địa chỉ và chọn ngành nghề kinh doanh cho công ty

Doanh nghiệp có thể thuê văn phòng hay dùng nhà riêng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ đặt công ty không được sử dụng địa chỉ ảo, địa chỉ giả, địa chỉ không tồn tại ở Việt Nam hoặc không đặt ở những nơi hạn chế hoặc cấm đặt địa chỉ kinh doanh như nhà chung cư, nhà tập thể để ở.

Đối với những quy định hay điều kiện về ngành nghề kinh doanh của lĩnh vực phần mềm, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ. Doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh cùng với mã ngành nghề cụ thể để có thể tiến hành kinh doanh phần mềm.

Cách đặt tên cho công ty và các loại vốn

Tên công ty kinh doanh phần mềm phải đủ cấu trúc (gồm loại hình và tên riêng), không giống hay gây trùng lặp với bất cứ công ty nào đã  đăng ký kinh doanh trước đó. Tên riêng công ty không sử dụng các từ ngữ cấm, không dùng tên của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền làm tên công ty phần mềm.

Nếu trường hợp ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, thì doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ những quy định đầy đủ về vốn pháp định và kê khai vốn điều lệ thành lập công ty ít nhất tùy vào vốn pháp định. Vốn điều lệ mà công ty kinh doanh phần mềm cần kê khai đăng ký sẽ tùy thuộc vào năng lực, khả năng, mong muốn của công ty bởi không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu phải đăng ký.

Hy vọng bài viết chia sẻ về thành lập công ty phần mềm của Công ty Quyết Thắng sẽ mang đến cho các cá nhân hay doanh nghiệp những thông tin hữu ích nhất trong bước đầu hoạt động kinh doanh. Nếu còn vướng mắc về thủ tục thành lập công ty liên quan, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho Quyết Thắng để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất nhé!

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456