Thủ tục thành lập công ty kiểm toán

Việc tiến hành thành lập công ty kiểm toán cần đáp ứng một số điều kiện nhất định mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đáp ứng. Vậy những điều kiện này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Công ty Quyết Thắng để có được cho mình những thông tin cần thiết nhất khi thành lập công ty kiểm toán nhé.

Điều kiện thành lập công ty kiểm toán

Kiểm toán là một ngành nghề có điều kiện nên các điều kiện cần được tuân theo tuyệt đối để có thể thành lập suôn sẻ. Cụ thể, các điều kiện cần đáp ứng gồm:

  • Doanh nghiệp phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ.
  • Giám đốc, người đại diện pháp luật… của công ty kiểm toán phải có chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên.
  • Có tối thiểu từ 2 – 5 kiểm toán viên (tùy theo loại hình doanh nghiệp) là thành viên góp vốn vào công ty.
  • Các kiểm toán viên hành nghề cần góp đủ số vốn tối thiểu trên 50% vốn điều lệ doanh nghiệp. Nếu là tổ chức góp vốn vào công ty kiểm toán thì tỉ lệ góp vốn không vượt quá 35%.
  • Vốn pháp định theo mức yêu cầu đối với công ty TNHH là 5 tỷ VNĐ khi thành lập công ty kiểm toán.

Sau khi đáp ứng đủ điều kiện, doanh nghiệp tiến hành công việc soạn thảo hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán tại Bộ tài chính và chờ xét duyệt là được.

thành lập công ty kiểm toán 1
Cần đáp ứng các điều kiện cụ thể khi thành lập công ty kiểm toán

Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty kiểm toán

Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty kiểm toán sẽ gồm 2 giai đoạn: thành lập công ty kiểm toán và thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Cụ thể các công việc đối với từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập công ty kiểm toán

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp, dù là thành lập công ty kiểm toán hay thành lập công ty bất kỳ nào khác cũng cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT

Hồ sơ thành lập công ty vô cùng quan trọng và bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH và các cổ đông đối với công ty cổ phần
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của các thành viên trong công ty còn hiệu lực
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thay mặt doanh nghiệp mình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời gian từ 03 – 05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ bằng một văn bản ghi rõ các điểm còn bất cập.

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp một cách công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu doanh nghiệp

Hiện nay, đối với việc khắc con dấu cho công ty mới thành lập, doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện khắc dấu về hình thức, số lượng, nội dung và thông báo mẫu con dấu với Sở KH&ĐT hoặc ủy quyền cho cá nhân, đơn vị dịch vụ khác.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu.

Bước 4: Một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Dưới đây là các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần lưu ý cần đảm bảo hoàn thành:

  • Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản lên sở kế hoạch đầu tư và cơ quan thuế
  • Treo biển tại trụ sở chính của công ty
  • Soạn hồ sơ khai thuế
  • Bản đăng ký khấu hao TSCĐĐăng ký hình thức, phương pháp kế toán
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Giai đoạn 2: Hoàn tất hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Sau khi thực hiện thủ tục thành lập công ty kiểm toán tại Sở KH&ĐT thành công, để có thể kinh doanh loại hình này đúng theo như quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải tiến hành xin thêm giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này.

thành lập công ty kiểm toán 2
Thành lập công ty kiểm toán với quy trình cụ thể nhất

Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Hồ sơ xin giấy chứng nhận do Bộ Tài chính cấp sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao điều lệ công ty.
  • Danh sách tổ chức, cá nhân góp vốn, thành viên hợp danh thể hiện tỷ lệ vốn góp của họ.
  • Danh sách kiểm toán viên hành nghề.
  • Bảo sao chứng nhận hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên.
  • Hợp đồng lao động với các kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp.
  • Bản sao quyết định của Hội đồng thành về việc bổ nhiệm chức danh giám đốc.

Lưu ý: Đối với công ty TNHH, giấy tờ xác minh về nguồn vốn góp là vô cùng cần thiết. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Như vậy, Công ty Quyết Thắng vừa giúp bạn tìm hiểu cụ thể điều kiện và một số thủ tục thành lập công ty kiểm toán theo quy định. Hy vọng, doanh nghiệp đã có thể nắm được những quy định cần thiết để thành lập doanh nghiệp kiểm toán thành công qua bài viết bổ ích phía trên nhé. Nếu còn vướng mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho Công ty Quyết Thắng để nhận được tư vấn thành lập công ty nhanh chóng nhất nhé.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456