Quy trình kế toán thuế khá khác biệt so với với quy trình làm kế toán chung. Hơn nữa, kế toán thuế là vị trí quan trọng mà không phải ai cũng có thể dễ dàng đảm đương. Bài viết dưới đây, Công ty Quyết Thắng sẽ hướng dẫn chi tiết các nội dung của quy trình kế toán thuế trong doanh nghiệp từ mức độ hàng ngày đến hàng năm để bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các công việc trong doanh nghiệp về khai báo thuế. Kế toán thuế cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhà nước chỉ quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có sự có mặt của kế toán thuế. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng chỉ kinh doanh ổn định, hùng mạnh, báo cáo thuế thuận lợi khi thực hiện các vấn đề về thuế minh bạch.
Kế toán thuế có vai trò như một cầu nối để liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nước. Nhờ các công việc thường xuyên của kế toán thuế đã giúp nhà nước có thể quản lý được nền kinh tế dễ dàng. Kế toán thuế đồng thời cũng giúp doanh nghiệp có thể kinh doanh ổn định và luôn thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước một cách rõ ràng và chính xác.
Kế toán thuế không phải là công việc đơn giản cho những nhân viên kế toán mới bắt đầu công việc, đặc biệt là các sinh viên kế toán mới ra trường. Sở dĩ như vậy là bởi ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kế toán thuế còn đòi hỏi cần có những phương pháp xử lý chuyên nghiệp, khôn khéo và có những cẩm nang bỏ túi hành trang trong công việc.
Yêu cầu chung cho các kế toán thuế
Để lập được quy trình kế toán thuế chính xác, yêu cầu đầu tiên đặt ra cho người lập là đảm bảo rằng kế toán đó phải có kiến thức và kỹ năng:
- Nắm rõ được bản chất từng loại thuế, hiểu một cách đúng đắn và chuẩn xác nhất các loại thuế. Cùng với đó, luôn cập nhật thông tin về các chính sách thuế một cách nhanh nhất, đầy đủ và thật chi tiết. Nó sẽ giúp việc lập quy trình kế toán thuế trở nên đơn giản hơn.
- Người lập ra quy trình kế toán thuế cần phải liệt kê một cách chính xác tất cả những loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp từ khi thành lập đến khi hoạt động.
- Người làm kế toán thuế phải đảm bảo luôn nắm chắc các thông tin, số liệu cụ thể về các khoản thuế đã nộp, những khoản thuế chưa nộp để chắc chắn doanh nghiệp không bị phạt do làm sai quy định hay nộp chậm trễ về thuế.
- Nếu bạn là một kế toán thuế mới thì khi lập quy trình kế toán thuế, bạn cần phải kiểm tra lại hết tất cả các công việc của kế toán thuế trước đó đã làm. Điều này giúp bạn có thể hiểu hơn về thông tin, số liệu thuế của công ty trong quá khứ và nắm bắt những khó khăn, vướng mắc đang tồn đọng lại của người cũ.
Mô tả công việc chính của kế toán thuế
Công việc chính của một kế toán thuế hàng ngày là tập hợp các loại hóa đơn và chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty để theo dõi và hạch toán nghiệp vụ liên quan đến thuế.
Vào cuối tháng, kế toán thuế sẽ lập các báo cáo thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Sau đó dựa vào kết quả đã tính toán để nộp tiền thuế cho cơ quan chức năng.
Hàng quý, kế toán thuế sẽ làm báo cáo thuế hàng tháng của quý, báo cáo thuế GI/TGT cho quý, thuế thu nhập của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, họ còn phải lập báo cáo sử dụng hóa đơn trong quý tài chính.
Cuối năm chính là thời kỳ bận rộn nhất của kế toán thuế. Công việc của họ trong kỳ quyết toán cuối năm là lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế chi tiết cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý 4 và báo cáo quyết toán thuế TNCN..
Hướng dẫn quy trình kế toán thuế đầy đủ
Công ty Quyết Thắng sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình kế toán thuế dưới đây để giúp công việc kế toán được hiệu quả hơn:
Bước 1: Một nghiệp vụ của các kinh tế phát sinh
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là các công việc phát sinh tại doanh nghiệp hàng ngày có liên quan đến tài chính.
Bước 2: Lập chứng từ kế toán
Sau khi nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra, kế toán thuế sẽ tiến hành lập các chứng từ kế toán liên quan. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để minh chứng cho sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.
Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán thuế tiến hành ghi chép vào sổ sách kế toán.
Bước 4: Công việc trong thời điểm cuối kỳ
Thực hiện công tác bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển bên cạnh đó khóa sổ kế toán.
Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh
Dựa vào sổ cái và sổ chi tiết, kế toán thuế lập bảng cân đối số phát sinh.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
Tiến hành lập báo cáo tài chính và đồng thời tiến hành lập báo cáo quyết toán thuế TNDN và TNCN.
Bước 7: In sổ sách, đóng quyển, lưu kho
Đây chính là công việc cuối cùng của kế toán thuế. Lưu trữ sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết để dễ dàng tra cứu về sau.
Những lưu ý khi làm quy trình kế toán thuế
Để lập được một quy trình kế toán thuế đầy đủ, bạn cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán thuế, nắm rõ các hồ sơ, giấy tờ chứng từ của công ty để chắc chắn bạn làm chuẩn xác.
Công việc lập quy trình kế toán thuế cho doanh nghiệp là một công việc khó, đòi hỏi chịu áp lực cao nên bạn phải rèn luyện nhiều kỹ năng thì mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Một điều đặc biệt cần quan tâm đó chính là rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mẩn và có trách nhiệm trong công việc. Vì đây là một vị trí công việc yêu cầu rất cao nên những kỹ năng này cũng vô cùng cần thiết.
Như vậy, Công ty Quyết Thắng đã hướng dẫn cụ thể về kế toán thuế cũng như quy trình kế toán thuế cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý khách có thể hoàn thành tốt các công việc liên quan đến công việc này. Nếu bạn cần sử dụng dịch vụ kế toán thuế, hãy liên hệ với Quyết Thắng.
3702864221