Mở công ty cần những giấy tờ gì

Mở công ty cần những giấy tờ gì ?

Mở công ty cần những giấy tờ gì đang là 1 trong những câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất.

 

Bạn đang có một ý tưởng phát triển kinh doanh và mong muốn thực hiện và mở rộng lên thành công ty, doanh nghiệp ngay bây giờ? Mặc dù vậy bạn lại không biết những thủ tục và hồ sơ bắt đầu từ đâu và làm gì để công ty của bạn có thể hoạt động và được Pháp Luật công nhận? Thật đơn giản, Chúng tôi sẽ cho bạn biết những vấn đề cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp và sau khi thành lập như sau:

A. MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN PHẢI XÁC ĐỊNH

1. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Căn cứ vào Hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam cập nhật mới nhất 2018,  Người thành lập công ty tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và chọn mã ngành cấp 4 trong danh mục ngành nghề kinh doanh, ( ví dụ ngành liên quan đến xây dựng như xây dựng nhà để ở tương ứng với mã ngành 4101 ). Sau đó nhập vào Giấy đề nghị đăng ký công ty. Có hai loại ngành nghề là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện.

 –  Xin lưu ý một vài ngành nghề có điều kiện như sau:

– Những Ngành, nghề Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề như: Dịch vụ đòi nợ, Dịch vụ bảo vệ, Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân. v.v.

-Những Ngành nghề người giữ chức vụ quản lý phải có chứng chỉ hành nghề như: kế toán, kiểm toán, buôn bán sản xuất thuốc, làm thủ tục thuế..

-Những Ngành nghề cần có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành nghề đó (Sở Du Lịch, Cục Điện ảnh…):…

– Những Ngành nghề cần có vốn pháp định trước khi thành lập doanh nghiệp: tổ chức quỹ tín dụng, dịch vụ bảo vệ, vận chuyển hàng không quốc tế và nội địa…

  – Đối với một số ngành nghề không có điều kiện, công ty có thể bắt đầu kinh doanh sau khi đã có Giấy phép kinh doanh và hoàn thành một những thủ tục khai thuế ban đầu, mua chữ ký số, đóng thuế môn bài, xin đặt in hóa đơn hay sử dụng hóa đơn điện tử.


2. Xác định số lượng thành viên tham gia góp vốn và những loại hình doanh nghiệp

Dịch Vụ Thành Lập Công Ty


Công ty tư nhân:


Ưu điểm của công ty tư nhân:

– Do một người làm chủ sở hữu, chủ động trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
– Chịu trách nhiệm vô thời hạn và ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật việt nam.

Nhược điểm của công ty tư nhân

– Không có tư cách pháp nhân, mức độ rủi ro cao, khó làm việc và khó kết hợp với những công ty hay dự án lớn, chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ công ty chứ không giới hạn số vốn mà chủ công ty đã đầu tư vào công ty.

 


Công ty hợp danh


– Có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu.
– Có thể có thành viên góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Mọi thành viên có quyền lợi ngang nhau khi quyết định những vấn đề quản lý công ty.
– Mức độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, mức độ rủi ro rất cao.


Công ty TNHH 01 thành viên


Ưu Điểm :

– Có tư cách pháp nhân

– Chủ động trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp

– Ít rủi ro và dễ xử lý
– Công Ty TNHH 01 thành viên chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
– Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định tất cả vấn đề liên quan tới hoạt động của công ty, có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Hạn Chế :

  • Không có lượng vốn hay tiền mặt dồi dào
  • ý tưởng kinh doanh bị hạn chế

Công ty TNHH 2 TV trở lên


Ưu Điểm :

– Thành viên chịu trách nhiệm về những khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

– Thành viên của doanh nghiệp có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá 50 người.

– Có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào công ty

– Ít gây rủi ro cho người góp vốn.

– Không được phát hành cổ phiếu.

– Có trách nhiệm hữu hạn.

– Có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Hạn Chế :

– Phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát.

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

– Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

– các giấy tờ ký kết đều phải thông qua các thành viên


3. Vốn điều lệ, vốn pháp định


Vốn điều lệ: Tùy vào nhu cầu và quy mô của công ty.
Vốn pháp định: Các ngành nghề buộc phải có vốn pháp định: Ngân hàng thương mại cổ phần (1000 tỷ), Kinh doanh cảng hàng không quốc tế (30-100 tỷ), Cho thuê tài chính (2 tỷ)…Phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc công ty đã có đủ số vốn trên.

– Xác định rõ loại tài sản nào sử dụng để góp vốn mở công ty (tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…).
– Đối với tài sản góp vốn là ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của công ty.
– Những nhà đầu tư thống nhất phương thức định giá và tổ chức định giá trước khi mở công ty và có thể đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập công ty.


4. Xác định người đại diện pháp luật


– Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám đốc) hay Chủ tịch Hội đồng quản trị.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện |các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Người đại diện của công ty là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam ;


5. Đặt tên doanh nghiệp


– Tên doanh nghiệp phải có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng anh, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. ví dụ ( Công ty TNHH Dịch vụ Tư Vấn Quyết Thắng hoặc Công ty TNHH Quyết Thắng Hoặc Công ty TNHH WIN WIN
– Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
– Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trên toàn quốc.

– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên; hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt; hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài tương ứng.


6. Địa điểm kinh doanh


– Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc; giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà; tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh. Thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà; tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.


7. Hợp đồng thỏa thuận mở doanh nghiệp


Hợp đồng hoặc thỏa thuận này sẽ bao gồm những quyền và nghĩa vụ của các thành viên; trong quá trình chuẩn bị thành lập công ty cho đến khi bắt đầu tiến hành đăng ký kinh doanh. Và ở giai đoạn công ty mới thành lập, xử lý trường hợp công ty không thể thành lập được…

Những vấn đề mà điều lệ mẫu của cơ quan cấp phép của địa phương không quy định. (ví dụ như những thỏa thuận chuyển nhượng vốn giữa các thành viên góp vốn; cổ đông sáng lập trong tương lai; vấn đề bảo mật thông tin giữa các nhà đầu tư; những cam kết riêng lẻ về những vấn đề hợp tác đầu tư giữa các bên trong tương lai…).


B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY


I. Thành lập công ty

Về hồ sơ mở công ty cần những giấy tờ gì gồm có. (căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ):

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu có sẵn.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên công ty

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân bao gồm: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam; còn hiệu lực đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

 – Theo Điều 104 Bộ Luật lao động năm 2012, thời giờ làm việc bình thường; không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác; một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định nêu trên của người đại diện theo ủy quyền; và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp; được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại. Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5. Giấy ủy quyền của người đại diện thực hiện các thủ tục trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của pháp luật.

Bạn nộp hồ sơ này đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh; thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian thành lập doanh nghiệp: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 200.000 đồng/lần. (Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Công bố thông tin nội dung doanh nghiệp: 300.000 đồng/lần.


C. QUY TRÌNH VÀ THỜI GIAN LÀM VIỆC TẠI PHÒNG ĐKKD – SỞ KẾ HOẠCH


– Soạn thảo hồ sơ.
– Đại diện Pháp Luật lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ.
– 3 ngày làm việc trừ thứ 7 và chủ nhật nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Mọi thông tin quý khách liên hệ 09457.34566 để được hỗ trợ tốt nhất

Sau thành lập:

1. Nộp hồ sơ ban đầu

2. Nộp thuế môn bài theo mức quy định về vốn điều lệ.

3. Đăng ký nộp báo cáo thuế hàng quý (thời gian nộp trước 30 cuối quý đó); báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hàng năm.

4. Xin đăng ký In hóa đơn tại cơ quan thuế.

5. Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. kích hoạt chữ ký số điện tử ( bắt buộc)

7. mở tài khoản ngân hàng và kết nối với chữ ký số mới nộp được thuế

8. đặt bảng hiệu, con dấu công ty, con dấu giám đốc

II. Đăng ký các giấy phép kèm theo

1. Quy trình đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm gửi hồ sơ về Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Bước 2: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho cơ sở.

Bước 3: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phải có công văn yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định; và phải ghi trên giấy biên nhận ngày nhận hồ sơ bổ sung.

Bước 4: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc; phải tổ chức thầm định kiểm tra cơ sở và lập biên bản thẩm định. Kết luận ghi rõ “Đạt” hay “Không đạt” để trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận.

Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở.

Thành phần hồ sơ: 01 bộ

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu)

Bản sao chứng nhận giấy đăng ký kinh doanh (kèm theo bản gốc để đối chiếu).

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm (photo công chứng hoặc bản gốc).

Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm (photo công chứng).

2. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Thiết kế logo, tên sản phẩm, quy cách sản phẩm.

3. Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm phụ gia thực phẩm:

Hồ sơ bao gồm:

Giấy phép kinh doanh (bản sao công chứng).

Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản sao công chứng).

Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu Lý hóa, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng).

Nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ.

Mẫu sản phẩm.

Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp thêm; bạn đọc có thể gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn./.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Bình Dương
Đăng ký doanh nghiệp tại bình dương
5 Bí quyết lập địa điểm kinh doanh nhanh nhất
0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456