Cán bộ làm Nhà nước có được mở công ty không?

Người làm việc cho nhà nước có được mở công ty không đang là băn khoăn của rất nhiều người mà không nhận được lời giải đáp thỏa đáng. Bài viết sau đây của Công ty Quyết Thắng sẽ tư vấn cho bạn biết các vấn đề pháp lý cần thiết nếu mở công ty của nhà nước.

Căn cứ pháp lý quy định về việc làm nhà nước có được mở công ty

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Luật cán bộ, công chức năm 2008
  • Luật phòng chống tham nhũng 2018
  • Luật viên chức năm 2010
  • Nghị định 06/2011/NĐ-CP Nghị định quy định những người là công chức
  • Thông tư 08/2011/TT-BNV Thông tư hướng dẫn một số điều của nghị định số 06/2016 ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

Đối tượng làm nhà nước theo quy định hiện hành

Theo như quy định trong các văn bản pháp luật, những người làm việc tại nhà nước có thể là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đối tượng khác. Tuy nhiên, chỉ có cán bộ, công chức, viên chức là những người phải chịu những hạn chế trong việc mở công ty và góp vốn doanh nghiệp.

Cụ thể, để hiểu rõ nhất về 3 bộ phận chức vụ này trong cơ quan nhà nước, hãy tham khảo bảng sau của chúng tôi để có cái nhìn chi tiết nhất nhé:

Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Tính chất công việc Theo nhiệm kỳ, hết nhiệm kỳ sẽ bầu cư người mới Thực hiện công việc thường xuyên Thực hiện công việc theo hợp đồng
Nguồn gốc Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ nào đó Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh Được tuyển dụng theo vị trí việc làm phù hợp
Chế độ biên chế Trong biên chế Trong biên chế Theo hợp đồng làm việc
Chế độ lương Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước – Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

– Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập)

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Nơi làm việc – Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước;

– Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước;

– Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

– Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008. – Khoản 2 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

– Nghị định 06/2010/NĐ-CP.

Điều 2 của Luật Viên chức năm 2010.
làm nhà nước có được mở công ty 1
Cán bộ trong Quốc hội của nước Việt Nam

Tại sao làm nhà nước không được mở công ty?

Cơ quan nhà nước là đơn vị ra các quyết định mang tính quyền lực nhà nước và có thể hoạt động liên tục dựa vào nguồn kinh phí trích ra từ ngân sách nhà nước. Chính bởi những đặc điểm này, những người làm trong cơ quan nhà nước không được phép mở công ty hay thành lập doanh nghiệp. Vấn đề này được đặt ra nhằm hạn chế tối đa các tình trạng tham ô tiền ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân làm của riêng.

Nếu như các cơ quan này dùng nguồn ngân sách đó đi thành lập doanh nghiệp mới thì đó chính là một hành vi nhằm thu lợi nhuận cho cá nhân mình, làm nguồn vốn nhà nước sử dụng không được hiệu quả và sẽ gây thất thoát.

làm nhà nước có được mở công ty 2
Quy định không được thành lập công ty đối với người làm nhà nước

Quy định về góp vốn vào doanh nghiệp của người làm nhà nước

Có thể những người làm nhà nước sẽ không được phép thành lập công ty, doanh nghiệp nhưng họ vẫn có quyền được góp vốn vào doanh nghiệp.

Đối với viên chức

Cụ thể, với viên chức, họ chỉ cần có thể đáp ứng tuyệt đối theo các điều kiện dưới đây: “Không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

Đối với cán bộ, công chức

Còn đối với cán bộ, công chức, các quy định cần tuân theo để được phép góp vốn cũng có sự thay đổi:

  • Không giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Với các quy định về góp vốn với cán bộ công chức đã quy định rõ rành như chúng tôi đề cập phía trên, họ chỉ được giữ các nhiệm vụ sau:

  • Là cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần (không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát hay chức vụ quản lý khác của doanh nghiệp)
  • Là thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng làm việc trong cơ quan Nhà nước có quyền kinh doanh được quy định như sau:

  • Người làm việc tại cơ quan nhà nước mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì vẫn có quyền tự do thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
  • Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần, công ty hợp danh nhưng không được quyền quản lý, điều hành và đảm bảo điều kiện về phạm vi kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Tất cả người làm việc trong cơ quan nhà nước được tự do thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Vậy là Công ty Quyết Thắng đã vừa giải đáp xong cho bạn vấn đề làm nhà nước có được mở công ty không. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn được giải đáp chi tiết thêm các vấn đề liên quan đến tư vấn thành lập công ty, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456