Kế toán giá thành: những điều cần biết về nghề nghiệp này

Kế toán giá thành có phải là người quyết định giá thành của sản phẩm trong doanh nghiệp? Hãy cùng Quyết Thắng Group tìm hiểu về công việc này cũng như những điều cần thiết của nghề kế toán giá thành.

Như chúng ta đã biết chỉ tiêu về giá thành là tiêu chí vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chỉ tiêu về giá thành đóng một phần vai trò quyết định đối với kết quả sản xuất và đặc biệt ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và của chính những cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp nói riêng. Chính vì vậy để doanh nghiệp năm bắt, điều chỉnh được tình hình kinh doanh một cách nhanh chóng, và thuận lợi thì nhất định cần đến bộ phận kế toán giá thành. Vậy kế toán giá thành là gì?

1. Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là bộ phận kế toán của doanh nghiệp đảm nhận công việc liên quan đến các khoản chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm. Kế toán giá thành tuy có liên quan mật thiết với kế toán chi phí nhưng nhiệm vụ công việc của hai vị trí này lại hoàn toàn khác nhau.

kế toán giá thành

2. Nhiệm vụ của kế toán giá thành

Nhiệm vụ của kế toán giá thành trong doanh nghiệp rất quan trọng, chủ yếu là  thực hiện việc tính được giá thành của sản phẩm và đưa ra biện pháp khắc phục nhược điểm, phát huy các ưu điểm từ các số liệu tính được.

3. Những công việc của kế toán giá thành

Thứ nhất là tính giá của sản phẩm:

Kế toán giá thành có nhiệm vụ tập hợp các chi phí sản xuất chung về: nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ trả cước, chi phí điện nước…Từ đó dựa trên các khoản chi phí cấu thành để tính giá thành kế hoạch, giá thành định mức và cuối cùng là giá thành thực tế.

Kế toán giá thành còn nhằm kiểm soát các loại giá thành trên từng sản phẩm, theo từng đơn hàng sản xuất. 

kế toán giá thành

Không những như vậy, việc tính giá trị sản phẩm còn hướng tới thực hiện việc điều chỉnh giá thành theo sự thay đổi, biến động về chi phí ở các thời điểm trong thị trường.

Thứ hai là hạch toán các khoản kế toán: hạch toán các khoản kế toán và việc thực hiện hạch toán các loại tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã chọn. Đồng thời tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kì đầy đủ và chính xác.

Thứ ba là lập báo cáo phân tích: chính là việc lập bảng tổng hợp và phân tích hiệu quả sản xuất theo từ đơn hàng sản xuất để so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, để từ đó đưa ra được định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.

Với vị trí việc làm này thì định kỳ phải lập các báo cáo công việc theo yêu cầu. Trong đó có báo cáo giá thành là việc báo cáo giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm và bàng chi phí giá thành. Tiếp đó là báo cáo chi phí sản xuất:bao gồm việc báo cáo tính phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, báo cáo tổng hợp, chi tiết tiền lương, chi phí chung, khấu hao sản phẩm. Và cuối cùng là báo cáo đơn hàng.

5. Một số công việc khác của kế toán giá thành

– Lưu trữ, sắp xếp và bảo quản các hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến doanh thu.

– Lên các báo cáo phân tích doanh thu, dòng tiền thu, các khoản phải thu, tiến độ thu tiền…

– Phối hợp với các phòng ban, bộ phận kế toán khác trong công việc hàng ngày, hỗ trợ, sắp xếp, lưu trữ chứng từ, sổ sách, kế toán.

– Phối hợp với các bộ phận khác chuẩn bị hồ sơ, chứng từ khi có cơ quan thuế thanh tra kiểm tra.

– Chủ động đưa ra các đề xuất tăng cường quản lý doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp.

– Làm báo cáo công việc khi được yêu cầu đột xuất.

kế toán giá thành

6. Khi làm kế toán giá thành tại các doanh nghiệp cần những lưu ý gì?

Nhằm thực hiện tốt vai trò kế toán giá thành tại các doanh nghiệp, người làm cần quan tâm một vài vấn đề sau đây:

– Hạch toán, phân bổ, kết chuyển mọi chi phí sản xuất một cách hợp lý và đạt chuẩn nhất

– Cần lưu ý lựa chọn phương thức phù hợp khi tính giá thành, bám sát và chất lượng, giá trị của sản phẩm cũng như quy trình để sản xuất và kinh doanh ra sản phẩm đó.

– Luôn tập trung vào mục tiêu hướng tới tập hợp thật đầy đủ và cụ thể những số liệu, chi phí có đến từng bộ phận liên quan đến công việc.

– Luôn chú ý cập nhật xu hướng thay đổi, giá cả của thị trường để đưa ra đánh giá xác đáng và lựa chọn phương châm phát triển cụ thể cho sản phẩm của doanh nghiệp.

7. Cơ hội việc làm và mức lương của ngành kế toán giá thành

Kế toán giá thành ngày càng trở thành là một trong những lựa chọn của nhiều sinh viên sau khi ra trường. Bởi vì trên thị trường ngày một nhiều biến động thì các mặt hàng phát triển ngày càng phong phú và đa dạng như hiện nay nên dẫn tới nhu cầu tuyển dụng kế toán giá thành ngày một gia tăng. Các doanh nghiệp cũng liên tục tuyển dụng nguồn nhân viên chi mình nên sinh viên mới ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm.

Về mức lương của công việc kế toán giá thành: mức lương của người làm kế toán giá thành nhận được còn phụ thuộc và năng lực, khối lượng công việc, hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ thực tế cho thấy mức lương của kế toán giá thành có thể lên tới  20 triệu đồng/tháng dành cho nhân viên đã có kinh nghiệm, làm việc nhiều năm, hoặc mức lương tầm trung  thường thường cũng có thể đạt từ 10.4 triệu đồng trở lên. Đây là mức lương khá ổn định và hấp dẫn với người lao động.

Quyết Thắng Group luôn cung cấp cho bạn giải pháp doanh nghiệp phù hợp và thuận tiện nhất. Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm kế toán giá thành hay cần hỗ trợ trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm và tốt nhất.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456