Tìm hiểu về hợp đồng thành lập công ty đầy đủ nhất

Việc thực hiện ký hợp đồng thành lập công ty trước khi tiến hành thành lập công ty là công việc nhất định phải làm đối với mỗi doanh nghiệp. Hãy đọc bài viết sau của Công ty Quyết Thắng để được tư vấn các thủ tục pháp lý một cách rõ ràng và chính xác nhất nhé.

Hợp đồng thành lập công ty là gì?

Khái niệm cụ thể về hợp đồng thành lập công ty vẫn chưa được quy định rõ ràng tong hệ thống luật pháp hiện nay. Tuy nhiên, trên cơ sở lý luận, khái niệm về hợp đồng thành lập công ty có thể hiểu đơn giản như sau: “Hợp đồng thành lập công ty là hợp đồng được kí kết trước khi công ty được thành lập; là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến quá trình đầu tư góp vốn thành lập một tổ chức kinh tế mới giữa các nhà đầu tư”.

Để tồn tại bền vững cùng với các chiến lược kinh doanh thuận lợi, các công ty cần có một cơ sở pháp lý là hợp đồng thành lập như một chế định pháp luật nhằm điều tiết những quyền lợi riêng của từng thành viên trong công ty và quyền lợi chung của thương hội và cộng đồng.

Quy định về pháp luật về hợp đồng thành lập công ty

Theo quy định trong Điều 19 Luật 68/2014/QH3 về Doanh nghiệp có nội dung về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp, cụ thể có một số quy định cần nắm được như sau:

  • Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
hợp đồng thành lập công ty 1
Hợp đồng hợp tác kinh doanh cho công ty

Những điều khoản cơ bản cần có trong hợp đồng thành lập công ty

Thông thường, trong bản hợp đồng thành lập nói chung cần có những điều khoản cơ bản sau:

Điều khoản về loại hình và tên gọi công ty

Các loại hình àm hợp đồng thành lập công ty có thể áp dụng một cách hợp pháp là thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Việc lựa chọn mô hình công ty hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và nhu cầu sử dụng tổ chức kinh tế của các nhà đầu tư. Sau khi lựa chọn một mô hình phù hợp nhất với mục đích và nhu cầu kinh doanh, các bên sẽ tiến đến thỏa thuận về tên gọi của công ty.

Thỏa thuận về ngành nghề đăng kí kinh doanh

Việc chọn lựa ngành nghề đăng ký kinh doanh ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào nguyện vọng cũng như khả năng của công ty. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được tiến hành kinh doanh khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thỏa thuận về cơ cấu tổ chức quản lí công ty

Sau khi hợp đồng thành lập công ty được kí kết, một số thủ tục thành lập công ty cũng như chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho quá trình hoạt động của công ty sau này cần được xử lý cũng như lên kế hoạch cụ thể, vì vậy các thành viên phải thỏa thuận các điều khoản về cơ cấu tổ chức, các chức danh quản lí doanh nghiệp trong hợp đồng thành lập.

hợp đồng thành lập công ty 2
Cần có sự thống nhất về cách quản lý công ty

Thỏa thuận về hoạt động phục vụ cho việc thành lập và kinh doanh công ty

Để công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh ngay sau khi cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải kí một số hợp đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty như: thuê trụ sở, địa điểm kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng… và đồng thời cũng sẽ quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.

Thỏa thuận về góp vốn

Thỏa thuận góp vốn chính là thỏa thuận quan trọng nhất trong một bản hợp đồng thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử sụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp vốn ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”

Thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư sau khi tham gia kí kết nhưng không tham gia hợp đồng thành lập, đăng kí góp vốn nhưng không góp vốn theo thỏa thuận. Theo pháp luật về doanh nghiệp, chế tài dành cho những nhà đầu tư này nặng nhất là khai trừ tư cách thành viên công ty. Thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại chính là nhằm mục đích tránh những rủi ro kể trên.

Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp

Những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ hợp đồng thành lập công ty là điều không thể tránh khỏi vì vậy hợp đồng thành lập doanh nghệp cần có các điều khoản rõ ràng về giải quyết tranh chấp là cần thiết. Theo quy định của pháp luật, có bốn hình thức giải quyết tranh chấp để nhà đầu tư lựa chọn: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, tòa án. Doanh nghiệp có thể linh động lựa chọn hình thức sao cho phù hợp nhất với tình huống phát sinh. Khi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn nên chọn hình thức giải quyết tranh chấp triệt để, hiệu quả và phải bảo đảm duy trì được mối quan hệ giữa các bên.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Công ty Quyết Thắng cho bạn về hợp đồng thành lập công ty. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp khi đang có ý muốn thành lập. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn thành lập công ty cụ thể, hãy liên hệ ngay với Quyết Thắng nhé.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456