Luật Đầu tư 2014 đã thay đổi với nhiều điểm mới nổi bật so với quy định của Luật Đầu tư 2005; mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Vậy khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hình thức đầu tư mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn để lập ra pháp nhân mới tại Việt Nam theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung của các nhà đầu tư
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đặc điểm :
+ Là hình thức đầu tư mang tính ổn định; tính vững bền và tính tổ chức.
+ Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
+Các nhà đầu tư vốn nước ngoài có quyền sở hữu 1 phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
+Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Các phương thức đầu tư:
+ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao: Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng; kinh doanh công trình thuộc kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao; không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Việc thu hồi vốn cũng như lợi nhuận hợp lý chỉ có thể bằng cách khai thác kinh doanh chính công trình đó trong thời hạn nhất định.
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh: Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong; nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó; trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý nếu họ muốn.
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao: Là văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Các loại giấy phép cần phải xin khi thành lập công ty vốn nước ngoài
– Giấy chứng nhận đầu tư
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Giấy phép kinh doanh
Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý
- Bản sao một trong các tài liệu:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc; Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký đầu tư
Thời gian thực hiện: từ 35 – 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư; nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến; nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: cơ quan đăng ký đầu tư
Thời gian:
- Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 -10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định.
Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
- Bản sao các giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh
Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy nhấc máy liên hệ đến HOTLINE: 0274.656.8888 hoặc Email: congtyquyetthang2@gmail.com để được hỗ trợ giải đáp.
Trân trọng cảm ơn!
3702864221