Những rủi ro khi thành lập công ty

Những rủi ro khi thành lập công ty là điều không thể tránh khỏi và là vấn đề xảy ra rất phổ biến trong thương trường. Mỗi rủi ro xảy ra sẽ tương ứng với một nguyên nhân khác nhau, người ta có thể căn cứ vào đó để chọn ra cách giải quyết tương ứng. Vậy có những rủi ro nào khi thành lập công ty và làm thế nào để có thể hạn chế chúng triệt để? Bài viết dưới đây của Công ty Quyết Thắng sẽ làm sáng tỏ cho bạn tất cả những vấn đề này.

Những rủi ro khi thành lập công ty thường mắc phải

Rủi ro khi không lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp

Việc chọn đúng loại hình doanh nghiệp sẽ giúp công ty có thể hoạt động trơn tru mà không phải gặp những vấn đề phát sinh không đáng có. Khi chọn đúng loại hình doanh nghiệp, những vấn đề tủi ro sau đây sẽ được hạn chế:

  • Hạn chế được rủi ro về việc góp vốn, phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông và thành viên.
  • Hạn chế được việc chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của cá nhân
  • Hạn chế được việc tranh chấp về quyền điều hành, chồng chéo về tránh nhiệm trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty

Hiện tại, theo luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, 3 loại hình đang được nhà nước ưu tiên lựa chọn khi thành lập công ty, đó là: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Cụ thể khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với 3 loại hình này, chủ sở hữu hoặc các thành viên sáng lập chỉ phải chịu trách nhiệm trên số vốn đăng ký. Từ đó, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được giảm thiểu hạn chế hết mức.

Những rủi ro khi thành lập công ty 1
Một số rủi ro có thể gặp phải khi thành lập doanh nghiệp

Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ quá cao hay quá thấp

Vốn điều lệ là yếu tố rất quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có vai trò xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty và làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên. Ngoài ra, vốn điều lệ còn có thể thể hiện quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Từ đó, các đối tác cũng như khách hàng sẽ tin tưởng hơn khi giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.

Vì vậy, cần xác định và đăng ký vốn phù hợp với hoạt động của công ty khi có ý định đăng ký thành lập. Đăng ký số vốn điều lệ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng ký kết các hợp đồng có giá trị lớn hơn vốn điều lệ do khó xá lập được lòng tin với các đối tác. Ngược lại, đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty quá cao, vượt xa khả năng tài chính thật sự sẽ làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Rủi ro khi thành lập công ty về kế toán

Công việc kế toán, đặc biệt là kế toán thuế là công việc yêu cầu khả năng chuyên môn cao. Nếu doanh nghiệp không tìm được 1 kế toán có kinh nghiệm và năng lực thì khi giải quyết các hóa đơn của công ty, những rủi ro sau rất có thể sẽ xảy ra:

  • Thất thoát công nợ nếu kế toán không theo dõi, giám sát kỹ các giao dịch của công ty
  • Số sách kế toán sẽ không được hoàn thiện, có thể bị phạt tiền khi có thanh kiểm tra từ cơ quan thuế
  • Báo cáo thuế không chính xác nên có thể bị phạt vi phạm hành chính về thuế
  • Kế toán không có chuyên môn cao, trình độ có thể hạch toán sai, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, phân bổ không hợp lý.

Rủi ro trong việc không chấp hành đúng quy định pháp luật về thuế

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật về thuế hiện hành nghĩa là thực hiện các trách nhiệm về mặt pháp lý. Việc nắm rõ các loại tờ khai cần nộp và thời hạn nộp là điều bắt buộc. Hiện tại, mức phạt chậm nộp tờ khai, tiền thuế là rất cao, có thể lên đến 25 triệu đồng.

Ngoài các vấn đề rủi ro khi thành lập công ty đã liệt kê phía trên, doanh nghiệp còn có thể gặp phải 1 số các rủi ro khác tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, cụ thể như:

  • Rủi ro khi không chấp hành quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các công ty chế biến đồ ăn thức uống, nhà hàng.
  • Rủi ro khi không chấp hành quy định về phòng cháy chữa cháy.
  • Rủi ro về vi phạm độc quyền thương hiệu hoặc ăn cáp bản quyền do không đăng ký bảo hộ.

Cần làm gì để hạn chế rủi ro khi thành lập công ty?

Để giảm thiểu các trường hợp rủi ro khi thành lập công ty có thể gặp phải, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:

  • Quyết tâm thực hiện đến cùng: Một cái đầu sáng, suy nghĩ và quyết định dứt khoát, nhạy bén sẽ dẫn dắt doanh nghiệp bước đầu suôn sẻ nhất, việc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước sẽ hiệu quả hơn rất nhiều những lý thuyết suông.
  • Cần bắt tay ưu tiên thực hiện những công việc quan trọng: Trong giai đoạn mới thành lập doanh nghiệp, cần hoàn thành những thủ tục thành lập công ty để có thể hoạt động hợp pháp, ổn định. Ưu tiên những công việc quan trọng trước để hoàn thành đầu tiên.
  • Chia sẻ với mọi người: Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân, đơn vị am hiểu về pháp luật hoặc những người mà bạn tin tưởng về vấn đề đang gặp phải. Mọi người sẽ giúp bạn có hướng giải quyết một cách nhanh chóng nhất.
Những rủi ro khi thành lập công ty 2
Một số giải pháp hạn chế những rủi ro khi thành lập doanh nghiệp

Việc hạn chế thấp nhất những rủi ro khi thành lập công ty là điều mọi người luôn hướng đến. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy liên hệ cho Công ty Quyết Thắng để tìm ra giải pháp nếu đang gặp khó khăn nhé.

Đây là những thông tin cập nhật nhất về những rủi ro khi thành lập công ty mà Công ty Quyết Thắng chia sẻ cho bạn. Nếu quý khách đang gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên hoặc cần tư vấn một số thông tin về vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ cho Quyết Thắng chúng tôi để nhận được tư vấn thành lập công ty một cách rõ ràng nhất của đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456