Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi Cơ quan chức năng kiểm tra, nếu không có GCN ATTP hoặc GCN đã hết hiệu lực mà không đăng ký cấp lại thì sẽ bị xử phạt hành chính.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (viết tắt là GCN ATTP) đây là điều kiện cho cơ sở, dịch vụ… hoạt động kinh doanh hợp pháp. Trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra, nếu không có GCN ATTP, hoặc GCN đã hết hiệu lực mà cơ sở không đăng ký cấp lại, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 178/2012/NĐ-CP.
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Các trường hợp cơ sở sản xuất phải làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Nếu thuộc các trường hợp dưới đây, cơ sở sản xuất phải làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh gồm:
– Giấy chứng nhận ATTP hết hạn
– Giấy chứng nhận ATTP bị mất, bị hỏng
– Giấy chứng nhận ATTP bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi
Hồ sơ thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hồ sơ như sau:
Theo khoản 2 Điều 37 Luật an toàn thực phẩm năm 2010:
“Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp Hồ sơ thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.“
Như vậy, hồ sơ xin thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm có:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gồm: (i)Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh; (ii)Bản mô tả quy trình chế biến (Quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
– Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu)
– Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) Trong hồ sơ phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Trình tự thực hiện cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP như sau:
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc Sở Y tế có thẩm quyền cấp
Thời gian nộp hồ sơ: Vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).
Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho cá nhân, tổ chức.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc Văn phòng Sở Y tế có thẩm quyền.
-
Thủ tục cấp lại giấy an toàn thực phẩm cho nông lâm thủy sản
Thủ tục cấp giấy an toàn thực phẩm cho nông lâm thủy sản
Thủ tục cấp, cấp lại giấy an toàn thực phẩm cho nông lâm thủy sản là bắt buộc đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (Điều 18, Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Điều 1, Quyết định 3408/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Đối tượng thực hiện giấy an toàn thực phẩm cho nông lâm thủy sản
Cơ sở do cấp Thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất; kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản; các cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các chợ đầu mối; và cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm; thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương; trừ cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Cơ sở pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010; có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2011.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ; về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018.
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ;“Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh; doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất; kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi; bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu; chế độ thu; nộp; quản lý phí; lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng; an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Quyết định số 3408/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất; kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra; chứng nhận cơ sở sản xuất; kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trình tự thực hiện xin giấy an toàn thực phẩm cho nông lâm thủy sản
Bước 1:
- Trường hợp cấp mới: Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận do hết hạn: Trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn; cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Hồ sơ nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hoặc gửi theo đường bưu điện đến Ban Quản lý An toàn thực phẩm
Bước 2:
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ: cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giao cho Cơ sở.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: hướng dẫn để Cơ sở bổ sung; hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Cơ sở; Ban Quản lý An toàn thực phẩm phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ ;và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở nếu hồ sơ hợp lệ.
Bước 3:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Ban Quản lý An toàn thực phẩm thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra; xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện; hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở;(trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3702864221