Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm đang được nhiều doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm bởi đây là một ngành kinh doanh vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bài viết sau đây của Công ty Quyết Thắng sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết về quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm. Hãy cùng tham khảo nhé.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Muốn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, việc xin được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện không thể thiếu. Để được cấp loại giấy chứng nhận này, công ty kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng trọn vẹn các điều kiện cụ thể chúng tôi đưa ra sau đây:

Về cơ sở, vật chất

  • Khu kinh doanh thực phẩm phải sạch sẽ, cách xa so với các vùng ô nhiễm hoặc đang có nguy cơ ô nhiễm, không bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại bên ngoài.
  • Có đủ diện tích chất chứa để đảm bảo hoạt động bảo quản thực phẩm an toàn nhất.
  • Khu vệ sinh phải được bố trí cách xa khu vực để thực phẩm kinh doanh và cần có phòng thay đồ riêng cho nhân viên.
  • Có đủ nước sạch phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt
  • Có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

Về trang thiết bị dụng cụ

  • Đủ trang thiết bị để bảo quản thực phẩm trong một điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nhất như tủ bày sản phầm, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm.
  • Thiết bị ngăn ngừa công trùng có thể gây hại đến thực phẩm.
thành lập công ty kinh doanh thực phẩm 1
Thực phẩm được bảo quản trong điều kiện lý tưởng

Về người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

  • Chủ công ty và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải có giấy xác nhận tập huấn về an toàn thực phẩm. Thông thường, phải có ít nhất từ 5 người trở lên có thể tập huấn trong doanh nghiệp.
  • Người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, có điều kiện sức khỏe ổn định, không hút thuốc lá trong khu vực kinh doanh.

Về vốn điều lệ khi thành lập

Vốn điều lệ thành lập công ty là mức vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp, số vốn có thể tùy ý lựa chọn những cần cân nhắc không quá cao hay quá thấp. Và bạn hãy nhớ là có thể tăng vốn điều lệ dễ dàng nhưng việc giảm vốn điều lệ thì rất khó khăn và phức tạp.

Lưu ý khi về mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh thực phẩm nói riêng, có 2 mảng kinh doanh chính đó chính là bán buôn (bán sỉ) và bán lẻ tại các cửa hàng chuyên doanh. Dưới đây là một số mã ngành kinh doanh thực phẩm mà các công ty hiện nay đang hoạt động chủ yếu. Chi tiết như sau:

  • Mã ngành: 4632 (Chính) – Bán buôn thực phẩm (Không hoạt động tại trụ sở)
  • Mã ngành: 4781 – Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống lưu động hoặc tại chợ phiên
  • Mã ngành: 4711 – Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá chiếm quy mô lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
  • Mã ngành: 4722 – Bán lẻ thực phẩm, hàng hóa trong các cửa hàng chuyên doanh
  • Mã ngành: 4933 – Vận tải hàng hóa, thực phẩm kinh doanh bằng đường bộ
  • Mã ngành: 8299 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị đầy đủ trước khi thành lập công ty cụ thể như sau:

01 Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

01 Điều lệ công ty

Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp: CMND/CCCD, Hộ khẩu, giấy tạm trú (nếu có)… được công chứng trong thời gian không quá 2 tháng.
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối trong trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
thành lập công ty kinh doanh thực phẩm 2
Thủ tục chi tiết thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT.

Cơ quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ xét duyệt hồ sơ hợp lệ trong thời gian 3 ngày kể từ ngày tiến hành tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp từ chối, cơ quan đăng ký kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết, trong văn bản thông báo sẽ nếu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty

Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bước 1: Chủ sở hữu hoặc người đại diện ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập đoàn kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, kinh doanh nhằm kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trên thực tế xem có đạt có tiêu chuẩn yêu cầu hay không.
  • Bước 3: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Việc tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là điều vô cùng cần thiết và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Một mặt, loại giấy này đảm bảo không bị các cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Mặt khác, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tối đa sức cạnh tranh trên thị trường cũng được hoàn thiện hơn khi sản phẩm đã được tiến hành kiểm duyệt đầy đủ.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý về thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm mà bạn cần nắm rõ. Để nhận tư vấn trực tiếp, kỹ lưỡng về vấn đề mà bạn đang thắc mắc, vui lòng liên hệ với Công ty Quyết Thắng để được nhận hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên của chúng tôi nhé.

0/5 (0 Reviews)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456