Các lưu ý khi mở công ty từ xưa đến nay luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân có mong muốn khởi nghiệp. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Quyết Thắng để biết thêm chi tiết nhé.
Các yếu tố phải xác định trước khi mở công ty
Loại hình doanh nghiệp
Có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay nên mỗi công ty cần cân nhắc lựa chọn loại hình cho thật phù hợp:
- Công ty tư nhân: do một cá nhân làm chủ
- Công ty TNHH một thành viên: do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tối thiểu hai và không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty cổ phần: Tối thiểu ba cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
Cách đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp sẽ được đặt phù hợp với loại hình doanh nghiệp, tên riêng và ngành nghề mà công ty lựa chọn kinh doanh:
Công ty cổ phần + tên riêng;
Công ty TNHH + tên riêng (không phân biệt TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên)
Bởi vậy, bạn có thể lựa chọn tên công ty của mình phù hợp với sản phẩm kinh doanh hoặc một tên riêng mà bạn muốn, chỉ cần đảm bảo không trùng lặp gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.
Địa chỉ trụ sở công ty
Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, đường hoặc thôn, xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thành phố, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mỗi công ty sau khi được mở thành công sẽ có một địa chỉ trụ sở chính.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh dường như là điều mà mọi công ty ngay từ khi có ý định thành lập đều có dự định trước khá rõ ràng. Tuy nhiên, công ty vẫn nên dự phòng một số ngành nghề khác phòng trừ trường hợp ngành nghề ban đầu không suôn sẻ.
Vốn điều lệ
Là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.
Tùy theo mức vốn điều lệ đăng ký sẽ có mức thuế môn bài khác nhau như sau:
Bậc thuế môn bài |
Vốn đăng ký |
Mức thuế môn bài cả năm |
Bậc 1 |
Trên 10 tỷ | 3.000.000 |
Bậc 2 |
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ |
2.000.000 |
Bậc 3 |
Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ |
1.500.000 |
Bậc 4 |
Dưới 2 tỷ |
1.000.000 |
3 lưu ý khi mở công ty quan trọng mà bạn nên biết
Việc doanh nghiệp có thể hiểu được những lưu ý khi mở công ty là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 3 lưu ý doanh nghiệp nhất định không được bỏ qua:
Chuẩn bị hồ sơ, đầy đủ các giấy tờ cần thiết
Việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết đầy đủ là công việc đầu tiên mà công ty cần làm khi có ý định thành lập. Để công ty hoạt động theo đúng luật, các giấy tờ như giấy phép hoạt động, giấy phép đăng ký kinh doanh hay các giấy phép liên quan đến từng ngành cần chuẩn bị đầy đủ.
Tìm hiểu về các bước, các thủ tục nộp hồ sơ
Thực tế, việc đăng ký thành lập sẽ bao gồm nhiều bước và cần được thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự theo quy định. Do đó, việc tìm hiểu kỹ càng về các bước thủ tục nộp hồ sơ xin kinh doanh cùng rất thiết yếu.
Lựa chọn công ty tư vấn mở công ty uy tín
Ngoài việc tự chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và tiến hành nộp theo quy định thì doanh nghiệp cũng có thể tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty để đơn giản hóa các khâu thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần tìm đến các đơn vị uy tín như Công ty Quyết Thắng để được hỗ trợ nhanh chóng và đúng theo pháp luật.
Hồ sơ, thủ tục cần lưu ý khi mở công ty
Hồ sơ thành lập công ty
Sau khi chắc chắn doanh nghiệp đáp ứng được các lưu ý như trên, hãy chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông (trong vòng 6 tháng);
- Danh sách thành viên/cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 TV hoặc công ty cổ phần);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện không tự thực hiện thủ tục.
Thủ tục các bước cần lưu ý khi mở công ty
Hiện tại, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thành lập công ty theo một trong hai cách dưới đây:
Cách 1: Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Cách 2: Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, cần liên hệ trước với cơ quan chức năng để nắm bắt được hình thức tiếp nhận hồ sơ là trực tiếp hay qua mạng, đặc biệt đối với các tỉnh thành lớn như TPHCM và Hà Nội.
Trong vòng từ 3 – 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ xử lý hồ sơ như sau:
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ được xét duyệt hợp lệ;
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Sau khi hết hạn điều chỉnh hồ sơ theo thông báo, công ty cần nộp lại và tiếp tục chờ phản hồi trong vòng 3 – 5 ngày.
- Lệ phí đăng ký thành lập công ty sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào từng tỉnh thành.
Lưu ý: Đối với Hà Nội, bạn phải chờ Sở KH&ĐT trả hồ sơ theo đường bưu điện. Vì thế, thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập công ty có thể sẽ kéo dài hơn một vài ngày so với các tỉnh thành khác.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi mở công ty cho các cá nhân, nhà đầu tư mới có thể tránh được một số lỗi cơ bản thường gặp. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì liên quan đến dịch vụ thành lập công ty TPHCM, hãy liên hệ đến Công ty Quyết Thắng để được tư vấn cụ thể nhé!
3702864221