Quy trình làm kế toán thuế cụ thể không thể thiếu khi kinh doanh. Kế toán thuế là vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh đều bắt buộc phải có kế toán thuế để tồn tại và phát triển dưới sự quản lý của nhà nước. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của công ty Quyết Thắng để hiểu hơn về quy trình này nhé.
Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là công việc phụ trách các vấn đề tính toán, khai báo và nộp thuế cho doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán thuế thực hiện nghĩa vụ của công ty, doanh nghiệp đối với nhà nước. Việc này giúp nhà nước quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần một cách hiệu quả.
Thông qua kế toán thuế, doanh nghiệp có thể nắm bắt được chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như số tiền đóng góp vào ngân sách quốc gia.
Quy trình làm kế toán thuế chi tiết
Đối với mỗi công ty, việc xây dựng được một quy trình làm kế toán thuế rõ ràng và cụ thể sẽ giúp công ty đó hoạt động cũng như kinh doanh nhanh chóng và chất lượng hơn. Chính vì thế, nhằm đem đến cho doanh nghiệp hiệu quả công việc tốt nhất, Công ty Quyết Thắng xin chia sẻ quy trình làm kế toán thuế chuyên nghiệp gồm các bước như sau:
Bước 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh có nghĩa là những công việc có liên quan đến vấn đề tài chính phát sinh hàng ngày tại các doanh nghiệp. Những công việc này sẽ được đội ngũ kế toán thuế hoàn tất và giải quyết một cách linh hoạt và chính xác.
Bước 2: Tiến hành xây dựng chứng từ kế toán
Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thuế phải lập tức làm ra các loại chứng từ kế toán liên quan. Các chứng từ này là các căn cứ pháp lý để chứng minh cho sự phát sinh và tồn tại của vấn đề tài chính đó. Đồng thời cũng là minh chứng để đối chiếu các giao dịch đã được hoàn thành. Đây là bước đầu tiên nhưng không thể thiếu trong quy trình làm kế toán thuế.
Bước 3: Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán
Căn cứ vào các thông tin trong chứng từ kế toán, các nhân viên kế toán thuế sẽ tiến hành ghi chép vào sổ sách kế toán.
Bước 4: Giải quyết các công việc vào cuối kỳ
Việc làm tiếp theo trong quy trình làm kế toán thuế chính là thực hiện công tác bút toán cuối kỳ rồi thực hiện bút toán kết chuyển và tiến hành khóa sổ kế toán.
Bước 5: Xây dựng bảng cân đối số phát sinh
Căn cứ vào thông tin và số liệu trong sổ chi tiết đã được khóa trước đó, đội ngũ kế toán thuế cần thực hiện lập bảng cân đối số phát sinh. Việc làm này nhằm giúp các số liệu được thống kê minh bạch, rõ ràng, tránh các rắc rối phát sinh sau này.
Bước 6: Tiến hành lập báo cáo tài chính
Cũng dựa vào sổ cái và sổ chi tiết, kế toán thuế sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính. Thông qua báo cáo tài chính vừa lập, kế toán tiếp tục tiến hành lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cùng các loại thuế của doanh nghiệp cần nộp.
Bước 7: In sổ sách, tiến hành đóng quyển và lưu kho
Công việc cuối cùng trong quy trình làm kế toán thuế là in sổ sách và tiến hành đóng thành quyển rồi lưu trữ thông tin để dùng về sau. Chính việc lưu trữ sổ sách và thông tin kế toán này giúp việc tra cứu, đối chiếu khi có vấn đề phát sinh về sau dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Những lưu ý khi thực hiện quy trình làm kế toán thuế
Kế toán thuế được coi như một chiếc cầu nối liên kết doanh nghiệp với nhà nước. Nhờ đó, nhà nước có thể dễ dàng theo dõi sát sao được nền kinh tế dễ dàng hơn và cũng góp phần giúp các doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền lợi một cách hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt quy trình này, cần phải tuân theo một số lưu ý sau đây:
Các thông tin cần đăng ký với cơ quan thuế
Kế toán thuế cần cập nhật những thông tin về tình hình thuế hay những chứng từ cần đăng ký với cơ quan thuế nhanh chóng để tránh các vấn đề phát sinh về sau. Tùy theo loại hình kinh doanh mà các thông tin đăng ký cũng các các điểm khác biệt. Vì thế, nhiệm vụ của một kế toán thuế là nắm bắt kịp thời và chính xác nhất các quy định mới nhất về thuế để công ty, doanh nghiệp chủ quản có thể hoạt động ổn định hơn.
Chú ý thời gian nộp báo cáo thuế
Báo cáo thuế nộp lên các cơ quan quản lý thuế vừa là việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm khi kinh doanh của donah nghiệp vừa giúp các cơ quan này có thể nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Việc này là việc bắt buộc phải hoàn thành đối với cả doanh nghiệp mới thành lập và cả đã thành lập lâu năm. Vì thế, kế toán thuế cần phải lưu ý nộp báo cáo thuế đúng hạn để tránh các trường hợp rắc rối xảy ra.
Bên cạnh đó, kế toán thuế cần phải thường xuyên cập nhật các quy định mới về thuế để tránh xảy ra sai sót trong việc kê khai. Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả mà không bị nhận các hình phạt ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Xử lý hóa đơn GTGT xóa bỏ và hủy
Trong nhiều trường hợp, có nhiều háo đơn GTGT đã phát hành nhưng bị sai sót. Trường hợp khách hàng phát hiện hóa đơn lập sai nhưng chưa giao cho người mua thì chỉ cần gạch chéo và vẫn lưu giữ số hóa đơn đó lại. Ngược lại, trong trường hợp hóa đơn lập sai mà đã giao cho người mua thì cần lập biên bản thu hồi các liên của hóa đơn viết sai và gạch chéo các liên, lưu giữ hóa đơn đó.
Kế toán thuế cần nắm vững cách xử lý hoá đơn xóa bỏ hay hủy để có thể giảm thiểu những phát sinh không đáng có khi làm việc. Thậm chí còn có thể tránh khỏi những ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp.
Trên đây là quy trình làm kế toán thuế đầy đủ và cụ thể nhất mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Mong rằng bài viết này của Công ty Quyết Thắng sẽ đem đến cho các doanh nghiệp những thông tin hữu ích nhất.
3702864221