[Tổng hợp] Các công việc của kế toán phải làm trong doanh nghiệp

Các công việc của kế toán cụ thể là gì? Thuận lợi, khó khăn trong công việc kế toán như thế nào đối với doanh nghiệp? Bài viết sau đây sẽ trình bày một cách tổng quan nhất các công việc mà một kế toán phải làm. Hãy cùng theo dõi nhé!

Những công việc cơ bản của kế toán phải làm trong doanh nghiệp

Công việc đầu năm

  • Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm. Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1
  • Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV. Hạn nộp là 30/01

Công việc hàng ngày

  • Thu thập tất cả các hóa đơn đầu vào, đầu ra phát sinh của doanh nghiệp;
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn như: Tên công ty, Mã số thuế, địa chỉ, số tiền…
  • Hạch toán và kiểm tra hóa đơn, chứng từ vào phần mềm kế toán;
  • Sắp xếp, lưu giữ chứng từ một cách cẩn thận và khoa học
  • Làm các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc, kế toán trưởng…

Lưu ý: Việc lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán phải đảm bảo được hóa đơn, chứng từ kế toán không rách, nhàu nát, hỏng….và cơ quan Thuế chấp nhận.

Công việc phải làm hàng tháng

  • Lập tờ khai thuế GTGT theo tháng (DN kê khai theo tháng) và kiểm tra, đối chiếu với hóa đơn nhận được của tháng đó trước khi nộp cơ quan thuế;
  • Lập tờ khai thuế TNCN (DN kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải nộp);
  • Lập tờ khai các loại thuế khác (Nếu có);
  • Tính khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC;
  • Tính lương cho NLĐ và các khoản trích theo lương;
  • Xuất kho, tính giá xuất kho và lập bảng tính giá thành;
  • Đối chiếu công nợ khách hàng, nhà cung cấp, các khoản tạm ứng cho nhân viên;
  • Nộp tiền BHXH và tiền thuế (Nếu có phát sinh)
  • Lập Báo cáo Quản trị và Báo cáo tài chính theo tháng (Ban Giám đốc yêu cầu)

Lưu ý: Khi lập tờ khai thuế nếu phát sinh số thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế

Các công việc của kế toán 1
Các công việc của kế toán trong doanh nghiệp

Công việc phải làm hàng Quý

  • Lập tờ khai thuế GTGT theo Quý (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo Quý);
  • Lập tờ khai thuế TNCN (Nếu DN kê khai theo quý và có phát sinh thuế TNCN phải nộp);
  • Lập Báo cáo THSD hóa đơn;
  • Tạm tính và nộp thuế TNDN và thuế TNCN (Nếu có phát sinh);
  • Lập Báo cáo Quản trị và Báo cáo tài chính theo Quý (Ban Giám đốc yêu cầu);

Công việc kế toán phải làm cuối năm

  • Lập Báo cáo thuế cho tháng cuối năm hoặc Quý IV: Tờ khai thuế GTGT; Báo cáo tình hình sử dụng HD; Tờ khai thuế TNCN (Nếu có);
  • Kiểm kê Quỹ, Hàng tồn kho và biên bản đối chiếu công nợ;
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN theo năm;
  • Đối chiếu sổ sách và lập BCTC năm: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh; Cân đôi TK hoặc Lưu chuyển tiền tệ;
  • In sổ sách, chứng từ và trình ký;
  • Nộp thuế TNDN và thuế TNCN (Nếu có phát sinh).

Cách làm một số công việc kế toán cụ thể

Các cách kiểm tra sổ sách kế toán

  • Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
  • Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với định khoản hạch toán hóa đơn: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
  • Hướng dẫn kiểm tra sổ sách kế toán
  • Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế.
  • Kiểm tra đầu vào cân đối tài khoản
  • Định khoản các khoản phải thu và phải trả đinh khoản tài khỏa có đúng không Kiểm tra lại số liệu TK334 được tính trên bảng lương xem có khớp không, có hồ sơ đầy đủ không.

Cách lập và ghi chép sổ chi tiết công nợ phải thu

Để lập và ghi chép sổ nợ phải thu, các bạn làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Đơn vị, công ty: Ghi rõ tên công ty, đơn vị lập sổ chi tiết công nợ phải thu này, kèm theo địa chỉ
  • Tên loại sổ: Sổ chi tiết công nợ phải thu
  • Thời gian ghi sổ: Ghi rõ sổ theo dõi công nợ phải thu của khách hàng trong giai đoạn nào
  • Dòng đầu tiên: Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng và Đơn vị tính

Chi tiết bảng ghi chép của sổ chi tiết công nợ:

– STT: Số thứ tự của các khoản được theo dõi

– Chứng từ:

  • Số hiệu chứng từ: Số hiệu chứng từ dùng để đối chiếu, làm căn cứ
  • Ngày, tháng chứng từ: Ngày tháng lập chứng từ

– Hóa đơn:

  • Ký hiệu hóa đơn: Ký hiệu của hóa đơn giá trị gia tăng
  • Số hóa đơn: Số của hóa đơn giá trị gia tăng
  • Diễn giải: Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • TK đối ứng: Tài khoản đối ứng với tài khoản 131 trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Số phát sinh
  • Số dư

– Ngày tháng năm: Ngày tháng năm lập sổ chi tiết công nợ phải thu

– Những người có liên quan ký tên: Người lập, kế toán trưởng, giám đốc

Mẫu sổ chi tiết công nợ phải thu

Dưới đây là mẫu sổ chi tiết công nợ phải thu. Bạn có thể dựa theo hình ảnh mẫu này để lập ra sổ chi tiết công nợ phải thu phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức của mình.

Các công việc của kế toán 2
Mẫu số chi tiết công nợ phải thu

Những thuận lợi và khó khăn của ngành kế toán

Thuận lợi của công việc kế toán

Cơ hội việc làm dành cho những cử nhân kế toán sau khi ra trường là rất cao do kế toán là một trong những ngành nghề cần nhiều nguồn nhân lực nhất. Dịch vụ kế toán nở rộ, không khó để bạn tìm thấy các công ty cần đến vị trí này.

Có nhiều cơ hội thăng tiến, nếu bạn biết phấn đấu thì từ một kế toán kho, thủ quỹ bạn có thể được thăng chức trở thành kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, giám đốc tài chính.

Khó khăn trong công việc kế toán

Tỉ lệ chọi cho một vị trí kế toán khi đi xin việc là khá cao: do kế toán là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay nên số lượng người học và làm kế toán cũng rất nhiều.

Áp lực công việc: Kế toán là công việc phải luôn suy nghĩ, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối và các khoản thu chi rất phức tạp nên cũng là một hạn chế khá lớn của công việc này.

Các công việc của kế toán 3
Áp lực công việc lớn

Mức lương khiêm tốn nếu chưa có kinh nghiệm: Mức lương khởi điểm của kế toán viên thường không cao vì các trường học hiện nay chỉ chú trọng vào lý thuyết suông mà ít có thực hành.

Trên đây là tất cả các mục công việc mà kế toán phải làm trong một năm. Hy vọng bài viết trên của Quyết Thắng Group đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc trong định hướng công việc.

5/5 (1 Review)

3702864221

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
zalo-icon
0888.876.456